logo

Soạn bài: Lao xao (siêu ngắn)


Soạn bài: Lao xao


I. Bố cục

Soạn bài: Lao xao (siêu ngắn) | Soạn văn 6 siêu ngắn - TopLoigiai


II. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

a) Trình tự tên của các loài chim được nói đến:

- bố các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú;

- chim ngói, nhạn, bìm bịp;

- diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt.

b) 

- Được kể đến đầu tiên là nhóm chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả".

- Tiếp đó là chim ngói, nhạn, bìm bịp giống như một sự trung gian.

- Loài chim cuối cùng là những chim ác

- Loài chim đánh bại lũ chim ác: chèo bẻo.

c) Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên, lôi cuốn người đọc: từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em sang chuyện các loài chim.

     Lối kể chuyện rất đơn giản, đi từ từ bắt đầu bằng tiếng chim kêu để dẫn dắt cả lối kể truyện sau lại là các đồng giao dân ca

  Các loài chim ngói, chim nhạn, chim bìm bịp như là sự nối kết, cầu nối giữa các loại chim hiền và chim ác. Song, trong từng nhóm loài chim được tác giả đặc tả bằng những đặc điểm và tập tính của mình tạo nên sự liền mạch, thông suốt của cả bài 

 Câu 2  (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

a) Nghệ thuật miêu tả các loài chim: 

- “Bồ các kêu váng lên”

- “Sáo hót, to te học nói.”

- “Tu hú đậu cây tu hú mà kêu tiếng to nhất họ”

- “Chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về”

- Nhạn vùng vẫy tít trời xanh kêu "chéc chéc".

- “Bìm bịp được kể bằng một …. hấp dẫn như cổ tích.”

- Diều hâu:

+ “Mũi khoằm, lao như mũi …nhau bắt gà con.”

+ “Tiếng kêu rú lên.”

- Chèo bẻo đánh diều hâu túi bụi, kêu "chéc chéc".

- “Chim cắt cánh nhọn như dao chọc tiết.”

b) Trong bài văn, tác giả đã xen kẽ kể và tả:

 -  Đang tả sáo sậu, sáo đen hiền thì xen kể "con sáo đen tọ tọe học nói"

 -  Đang kể con tu hú lại kể về sự xuất hiện của mùa tu hú trong vườn nhà ông Tấn

 -  Khi đang bắt đầu miêu tả nguồn gốc của “ bìm bịp” lại tả màu sắc, sau đó trở lại kể về môi trường sống của nó...

 -  Việc tranh nhau mồi của các cặp diều hâu và chèo bẻo, giữa chèo bẻo và chim cắt.

c) 

  - Dưới sự đặc tả của tác giả ta có thể liên tưởng thế giới các loài chim như phản ánh phần nào thế giới loài người: kẻ hiền, kẻ ác, giải quyết đấu tranh.

- Qua đó ta nhận ra tác giả có sự quan sát rất tinh tế, làm cho mạch chuyện sinh động, tự nhiên song thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa tác giả và các loài chim.

 Câu 3 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

  Màu sắc dân gian:

- Thành ngữ : “Kẻ cắp bà già”

- Đồng dao: “Bồ các là bác chim ri

                   Chim ri là dì sáo sậu...”

- Kể chuyện : “Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp.”

Cách sử dụng này mang tới cảm giác gần gũi, thân thuộc với các bạn đọc, đồng thời gửi gắm nhiều tư tưởng và định kiến.

Câu 4 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

 Ta có nhiều kiến thức như tập tính, đặc điểm, hình dáng của các loài chim và thêm yêu quý thiên nhiên, đất nước hùng vĩ.


 III. Luyện tập

Gợi ý làm bài

- Giới tả loài chim mình đặc tả

- Tại sao lại chọn loài chim đó.

- Bề ngoại, tập tính sinh hoạt, tiếng kêu

- Tình cảm của bản thân.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác