logo

Soạn bài: Hầu trời (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Hầu trời siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 11 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.


Soạn bài: Hầu trời - Bản 1


Bố cục

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ “Đêm qua … lạ lùng”: Giới thiệu về câu chuyện.

- Phần 2: “Chủ tiên … chợ trời”: Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

- Phần 3: “Trời lại phê cho… sương tuyết”: Thi nhân trò chuyện với trời.


Nội dung chính

Qua bài Hầu trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện "cái tôi" cá nhân - một "cái tôi" ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2):

* Phân tích khổ thơ đầu:

- Kể chuyện một giấc mơ kì thú: được lên tiên.

- Nhấn mạnh cảm giác chân thật, sảng khoái, thích thú, vui sướng: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! / Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.   

- Nhà thơ cũng không khẳng định được là mơ hay là thật: chẳng biết có hay không.

- Nghệ thuật: điệp từ “thật” (4 lần), lời thơ dẫn dắt tự nhiên, giàu cảm xúc.

=> Cách vào đề của bài thơ gợi màu sắc nửa hư nửa thực về câu chuyện tác giả sắp kể khiến người đọc cảm thấy tò mò và bị lôi cuốn.

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2):

Câu chuyện đọc thơ cho Trời và chư tiên:

* Tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

- Thái độ và tâm trạng của thi sĩ:

  + Thi sĩ đọc thơ một cách cao hứng, say sưa, nhiệt tình: Đọc hết văn vần…/…/Văn dài hơi tốt ran cung mây.

  + Tâm trạng, cảm xúc: vui sướng, tự hào, hãnh diện.

  + Đường hoàng, dõng dạc tự xưng tên tuổi trước Trời và chư tiên.

- Thái độ của Trời và chư tiên khi nghe thơ văn Tản Đà:

  + Xúc động, tán thưởng, hâm mộ.

  + Ham thích, trân trọng.

  + Trời ghi nhận tài năng của Tản Đà qua lời khen ngợi.

=> Cá tính nhà thơ: ngông, bản lĩnh, tài năng. Cốt lõi của cá tính Tản Đà là cái tôi tự biểu hiện, tự ý thức cao về tài năng và giá trị đích thực của mình.

=> Giọng kể của tác giả: vừa uyển chuyển, phong phú, đa dạng vừa hóm hỉnh, ngông nghênh, tự đắc.

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2):

* Đoạn thơ mang màu sắc hiện thực: 

- Từ câu Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó → đến câu Biết làm có được mà dám theo.

- Ý nghĩa của đoạn thơ:

  + Phản ánh chân thực, không giấu giếm cảnh sống nghèo khó, túng quẫn của những nghệ sĩ theo đuổi nghề văn chương như Tản Đà (thước đất cũng không có, làm mãi quanh năm chả đủ tiêu, lo ăn lo mặc hết ngày tháng…).

  + Thực tế, văn chương và nghề văn chưa được coi trọng tương xứng với giá trị.

  + Cái khó của người nghệ sĩ khi vừa phải gánh vác sứ mệnh truyền bá “thiên lương” nặng nề vừa phải chống chọi với cuộc sống mưu sinh khốn khó.

- Hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực hài hòa, đan xen:

  + Bài thơ vừa có nguồn cảm hứng thơ ca, nguồn cảm hứng biểu hiện cái tôi cá nhân dạt dào, bay bổng.

  + Vừa có nỗi xót xa cho hiện thực, cho thân phận của người nghệ sĩ.

Câu 4 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2):

* Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:

- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do trong bày tỏ mạch cảm xúc.

- Giọng điệu thơ thoải mái, tự nhiên.

- Ngôn ngữ giản dị mà sống động; cách kể chuyện duyên dáng, hóm hỉnh.

- Cảm xúc tự do, phóng túng.


Luyện tập

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 12 tập 2):

- Cách xưng danh của tác giả:

            - "Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa

              Con tên Khắc Hiếu học là Nguyễn

 Quê ở Á Châu về Địa cầu

            Sông Đà núi Tản nước Việt Nam"

- Tác giả đã tâu trình rõ ràng về họ tên, xuất xứ của mình cho Trời nghe.

- Có một nụ cười hóm hỉnh ẩn đằng sau vẻ thật thà, thành khẩn trước đấng trí tôn, nhưng điều đáng nói hơn hết vẫn là ý thức cá nhân, ý thức dân tộc của nhà thơ.

- Cách nói của nhà thơ không chỉ là cách nói của ý thức cá nhân, của cái ngông mà còn chứa đựng một thái độ tự tôn dân tộc, một tình cảm yêu nước đáng quý.

- Những trường hợp xưng danh trong thơ thời văn học trung đại: Mời trầu - Hồ Xuân Hương,  Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du, Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 12 tập 2):

- "Ngông" chỉ sự khác thường. "Ngông" trong văn chương dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ.

- Trong bài Hầu Trời, cái ngông của Tản Đà có những biểu hiện nổi bật:

+ Tự cho mình văn

+ Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm tri kỉ với mình ngoài Trời và chư tiên.

+ Xem mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.

+ Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả

+ Ngoài ra, việc nhà thơ bịa ra chuyện hầu Trời.

- Tản Đà không phải trường hợp ngông cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, những người như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,... đều ngông.  


Soạn bài: Hầu trời - Bản 2

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Phân tích khổ đầu:

- Thời gian: đêm qua.

- Không gian: Tĩnh lăng, yên tĩnh.

- Điệp từ ″thật″.

- Câu cảm thán: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể .

→ Bộc lộ cảm xúc bàng hoàng, bất ngờ.

⇒ Bốn câu thơ đầu là câu chuyện kể về một giấc mơ, chính tác giả lúc tỉnh mộng cũng hãy còn bàng hoàng "chẳng biết có hay không″

⇒ Cách vào đề của bài thơ gây được một mối nghi vấn, gợi trí tò mò cho người đọc. Cách vào chuyện như vậy vừa độc đáo, vừa có duyên là cho câu chuyện mà tác giả sắp kể trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Thái độ của tác giả khi đọc thơ cho trời và chư tiên: thi sĩ tỏ ra rất cao hứng và có phần tự đắc:

Đọc hết văn vần lại văn xuôi

Hết văn lý thuyết lại văn chơi

- Chư tiên nghe thơ xúc động, tán thưởng và ngưỡng mộ tài năng của tác giả:

Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng

Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay

- Thái độ của Trời khen rất nhiệt thành:

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

.....

- Đoạn thơ thể hiện rất rõ cá tính của thi sĩ. Tản Đà đã ý thức rất rõ về tài năng của mình và cũng rất táo bạo, bộc lộ “cái tôi” một cách rất “ngông” khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng. Đây cũng là niềm khát khao trân thành trong lòng thi sĩ. Bởi giữa chốn hạ giới, văn chương lúc này không được coi trọng, “giá rẻ như bèo” nên Tản Đà chỉ còn biết lên tận trời để than vãn, để khẳng định và bộc lộ tài năng của bản thân.

- Giọng đọc: Hóm hỉnh, ngông nghênh và có phần tự đắc.

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực, đó là đoạn:

″Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

[...]

Sức trong non yếu ngoài chen rấp

Một cây che chống bốn năm chiều″.

- Đoạn thơ nói lên một bức tranh chân thực về chính cuộc đời nhà thơ và của những văn sĩ khác lúc đó. Đó là cuộc sống cơ cực, vất vả, nghèo khó, làm chẳng đủ ăn... Bởi vậy dễ hiểu vì sao ông tìm lên đến tận trời để than vãn, để thỏa niềm khao khát, ước mơ của mình.

- Là nhà văn giàu cảm hứng lãng mạn nhưng ông vẫn không thoát li khỏi cuộc đời, vẫn khao khát được khẳng định tài năng của mình. Hai cảm hứng này đan cài khăng khít và không tách biệt trong sáng tác của nhà văn.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Đặc sắc về nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng.

- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ.

- Cách kể chuyện hóm hỉnh, lôi cuốn được người đọc.

- Cảm hứng sáng tạo, bay bổng.

- Cảm xúc biểu hiện phóng túng, tự do, không hề gò ép.


Luyện tập

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Cảm nhận về câu thơ mà mình thích nhất để thấy được phong cách thơ của Tản Đà.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- ″Ngông″ trong văn chương chỉ sự khác thường. Đó là phản ứng của những người nghệ sĩ tài hoa, cá tính, không chịu trói mình trong khuôn khổ chật hẹp, sống phóng túng, tự do, khẳng định cá tính và bản lĩnh của mình.

- Cái “ngông” của thi sĩ Tản đà trong bài thơ được biểu hiện qua:

    + Nhà thơ ý thức sâu sắc về tài tài năng của mình: tự cho mình văn hay đến mức trời và chư tiên cũng phải tán thưởng...

    + Xem mình là một trích tiên bị đày xuống vì tội ngông.

    + Nhận mình là người nhà trời, được sai xuống để thực hiện sứ mệnh cao cả...

    + Xem các đấng siêu nhiên là tri âm, bình dân, ...


Soạn bài: Hầu trời - Bản 3


Bố cục

4 phần

- Phần 1 (khổ thơ đầu): Thi nhân nhớ lại cảm xúc đêm qua - đêm được lên tiên.

- Phần 2 (6 khổ thơ tiếp): Tiếp diễn câu chuyện thi nhân theo 2 cô tiên lên gặp trời.

- Phần 3 (12 khổ tiếp theo): Thi nhân được đọc thơ văn cho trời và các chư tiên cùng nghe.

- Phần 4 (còn lại): Cảnh vật và xúc cảm trên đường về hạ giới, mong muốn đêm nào cũng được lên hầu trời.


Nội dung bài học

- Nội dung:

    + Cái tôi cá nhân của nhà thơ được bộc lộ, thể hiện rõ nét trong bài thơ. Một cái tôi phóng túng nhưng cũng tự ý thức được tài năng và giá trị của bản thân.

    + Mong muốn được khẳng định mình.

- Nghệ thuật:

    + Thể thơ không bị ràng buộc bởi bất cứ khuôn mẫu nào, nhà thơ được tự do bộc lộ cảm xúc.

    + Ngôn từ giản dị nhưng tinh tế, ước lệ.

    + Lối dẫn chuyện hài hước, thu hút người đọc.


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Phân tích khổ thơ đầu tiên: Thi nhân giới thiệu về câu chuyện được lên hầu trời.

- Cách mở đầu câu chuyện được lên tiên của Tản Đà rất duyên dáng và sáng tạo: Một giấc mơ không có thật, đến chính bản thân thi nhân cũng khó tin và cảm thấy bàng hoàng.

    + Thời gian: Buổi đêm hôm qua (Tác giả đang kể lại).

    + Không gian: Yên tĩnh.

    + Nghệ thuật:

      ● Điệp từ: "Thật" nhắc đến 4 lần.

      ● Câu cảm thán: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể.

→ Khẳng định giấc mơ lên tiên là có thật khiến thi nhân vừa bàng hoàng vừa vui sướng.

→ Cách dẫn gợi mở gây sự chú ý, tò mò của người đọc về câu chuyện thi nhân sắp kể.

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Thi nhân kể câu chuyện đọc thơ cho nhà trời và chư tiên nghe:

    + Thái độ của thi nhân:

      ● Rất nhiệt tình và đầy cao hứng, có phần tự đắc về tài phú văn thơ của mình khi mang hết tác phẩm mình có ra để kể.

      ● Giọng điệu khi thì truyền cảm, khi thì hóm hỉnh mang đến cảm giác sảng khoái, người nghe bị lôi cuốn vào từng vần thơ.

    + Thái độ của người nghe thơ:

      ● Nhà trời: Nhiệt thành khen ngợi.

      ● Các chư tiên: Xúc động và ngưỡng mộ tài năng của thi nhân.

→ Tản Đà là người có cá tính táo bạo, thẳng thắn bộc lộ cái tôi bản ngã nhưng cũng tự ý thức được tài năng của bản thân mình.

→ Niềm khao khát chân thành của người thi sĩ: Mong muốn được chia sẻ những tác phẩm của mình, mong nỗ lực của bản thân được trân trọng.

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Đoạn thơ hiện thực giữa cảm hứng lãng mạn:

    "Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó

    Trần gian thước đất cũng không có

    [...]

    Sức trong non yếu ngoài che lấp

    Một cây che chống bốn năm chiều".

- Ý nghĩa của đoạn thơ:

    + Thi nhân có nhắc đến nhiệm vụ truyền bá "thiện lương" khẳng định ông vẫn ý thức được trách nhiệm của bản thân với đời thực.

    + Khắc họa bức tranh chân thực về chính cuộc sống hiện thực của nhà thơ cũng như của nhiều văn sĩ khác. Một cuộc sống nghèo khó, "thước đất cũng không có". Một cảm xúc đau xót khi văn chương và những người văn sĩ không được trân trọng.

→ Sự lãng mạn vẫn không khiến Tản Đà thoát ly khỏi hoàn cảnh sống hiện thực. Một cuộc sống nghèo khó, vất vả nhưng thi nhân vẫn khao khát được khẳng định tài năng của mình.

Câu 4 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

"Hầu trời" có nhiều đặc sắc trong sáng tạo nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn trường thiên tự do, không bị ràng buộc nên thi nhân thoải mái bộc lộ cảm xúc tự nhiên.

- Ngôn từ chọn lọc, tinh tế nhưng rất gần với đời sống. Ngay cả khi có xuất hiện tình tiết hư cấu cũng khiến người đọc dễ dàng đón nhận với cảm xúc chân thật.

- Lối kể chuyện duyên dáng, hài hước cuốn hút người đọc.

- Đóng vai người kể chuyện và cũng là nhân vật chính, Tản Đà bộc lộ cái tôi táo bạo cùng ước nguyện chân thành của mình.


Luyện tập

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Gợi ý câu thơ hay và ấn tượng trong bài "Hầu trời":

    "Con không nói Trời đã biết

    Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết

    Thôi con cứ về mà làm ăn

    Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!"

→ Khát vọng chân thành của thi nhân: Mong được thấu hiểu, được chia sẻ để có thể thỏa ước cống hiến tài năng cho cuộc đời.

Câu 2 (trang 17 SGK ngữ văn 11 tập 2):

- "Ngông" trong văn chương chỉ một kiểu nghệ thuật khắc họa bản thân khác thói quen của các văn nhân. Người thi sĩ tự ý thức được tài năng, nhân cách của bản thân, mong muốn được thể hiện mình, vượt qua ngoài khuôn khổ chật hẹp của xã hội.

- Các tác giả có cái "ngông": Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà...

- Biểu hiện cái "Ngông" trong "Hầu trời":

    + Tự ý thức được văn mình hay nên trời và chư tiên khen ngợi.

    + Được nhà trời thấu hiểu.

    + Tự xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội quá ngông.

    + Tự nhận mình được nhà trời sai xuống trần hành sứ mệnh "thiên lương".

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác