logo

Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 11 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Khái quát tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia


Câu 1

Nhan đề của tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” đã đặt ra cho người đọc một câu hỏi. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng khi đạt được điều mình mong muốn, trong khi đó, “tang gia” là chỉ gia đình có người mất, gia đình ấy thường sẽ đau khổ khôn nguôi trước sự mất mát. Nhưng ở đây, gia đình đánh nhẽ phải đau khổ, lại có hạnh phúc? Nó tạo ra sự mâu thuẫn đối lập trong tâm lý con người, giữa một bên là đau khổ mất mát, một bên lại là hạnh phúc, vui sướng, đem đến cho người đọc sự thích thú, tò mò đoán xem tại sao lại có tiêu để như vậy, đồng thời. nó cũng báo trước sự diễn ra của một câu chuyện đầy nghịch lý, trái với lẽ thường.

Vũ Trọng Phụng đã xây dựng lên tình huống truyện: cụ tổ mất đi nhưng cả gia đình lại thấy hạnh phúc, vì bản di chúc được thực hiện, và mỗi người đều có suy tính riêng của mình chứ không hề đau buồn trước cái chết của cậu. Cốt truyện được xây dựng độc đáo, tình huống mâu thuẫn thu hút sự chú ý của người đọc, vừa mang đầy sự trào phúng, có ý nghĩa nhân văn nhân đạo cao.


Câu 2

Cái chết của cụ tổ là niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình bởi lẽ nó đồng nghĩa với việc bản di chúc sẽ được thực hiện, họ sẽ được thừa hưởng khối gia sản khổng lồ ở thực tế chứ không phải trên giấy tờ nữa.

- Mỗi người lại có cho mình niềm vui, dự định riêng của mình.

+ Cụ Hồng mơ tưởng đến giây phút được gọi là cụ cố, mong đến giây phút mình ho khạc thể hiện sự già yếu, thương tâm trước cái chết của cha.

+ Ông Văn Minh vui mừng với số tiền sắp được nhận được khi bản di chúc được đưa vào thực tế.

+ Bà Văn Minh thì mong đến giây phút được mặc những mẫu quần áo cách tân táo bạo nhất.

+ Tuyết nhân dịp tang ông để chứng tỏ với thiên hạ rằng mình vẫn còn nửa chữ “trinh”, rằng bản thân mình không hư hỏng nhưng suốt buổi lễ lại buồn vì không thấy bạn giai.

+ Cậu Tú Tân thì chỉ mong đến giây phút được sử dụng chiếc máy ảnh mới.

+ Ông Phán mọc sừng bất ngờ vì được nhận thêm tiền nhờ cái sừng của mình.

+ Xuân Tóc Đỏ nhờ cái chết của cụ tổ ngày càng trở nên nổi tiếng và danh giá.

- Những người đến đưa ma cũng có được niềm vui cho chính mình:

+ Hai cảnh sát Min Đơ và Min Toa vui mừng vì được thuê giữ trật tự đúng lúc thất nghiệp. Đây là cơ hội tốt, nhẹ nhàng để kiếm tiền.

+ Đây là dịp để bạn bè của cụ cố Hồng khoe khoang những huân chương, các mốt mới,…

+ Người đi đưa ma thì nhân cơ hội để hẹn hò, tán tình nhau, bình phẩm nhau,…

Tác giả vẽ lên bức tranh về một đám tang đầy lố lăng, mỗi người đều có niềm vui riêng, không một ai xót thương cho người đã mất. Tác giả đã khai thác, lột tả hết các yếu tố gây cười trong đám tang này, từ đó phản ánh thực trạng của xã hội thực dân Âu hóa với tất cả sự lố lăng, đồi bại, méo mó về nhân cách và đạo đức con người.


Câu 3 

Trong con mắt của người đứng xem, đây là một đám ma long trọng, có kèn trống đủ cả, đông đúc người tham dự với những con người đức cao vọng trọng, có địa vị, có danh tiếng. Một đám ma khiến người đã chết cũng cảm thấy vui vẻ.

Nhưng thực chất là một đám ma đầy sự ô tạp, Ta- Tây- Tàu lẫn lộn, tạo sự ồn ào khó chịu. Mỗi người tham dự đều có mục đích toan tính riêng của mình, không ai thực lòng thương xót người đã mất, kẻ đến khoe khoang thành tựu, người đến chim nhau, bình phẩm nhau, kẻ lại đến để chụp ảnh như đi hội,… tất cả giấu sau vẻ mặt buồn rầu của người đưa ma.

Mỗi con người tham gia đám tang đang diễn một vai của mình trong vở kịch đầy nhố nhăng và giả tạo. Nó phơi bày thực trạng thối nát của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ.


Câu 4

Đây là một xã hội thối nát, nơi đạo đức con người suy đồi, họ sống giả tạo, mỗi người đều mang cái mặt nạ của riêng mình. Trước tình trạng đó, Vũ Trọng Phụng vừa vạch trần sự thật, vừa thể hiện thái độ tố cáo, đả kích những con người thuộc tầng lớp thượng lưu nhưng sống đầy giả dối đó.


Câu 5 

Nghệ thuật trào phúng thể hiện trước hết qua nghệ thuật tạo tình huống truyện đặc sắc, tình huống đan xen, đồng thời tác giả khai thác tối đa các tình huống đối lập gây cười nhằm, kết hợp giọng văn mỉa mai, thủ pháp cường điệu đã vạch trần những góc khuất của xã hội thượng lưu dối trá bấy giờ. Nghệ thuật trào phúng còn thể hiện qua ngòi bút miêu tả sắc sao. Mỗi nhân vật đều được miêu tả kỹ lưỡng về suy nghĩ và cả cách thể hiện ra ngoài, tạo nên hai mặt đối lập đầy trào phúng.


LUYỆN TẬP


Câu 2 

Mâu thuẫn trong tác phẩm thể hiện trước hết ở nhan đề, sau đó đến tình huống truyện và mâu thuẫn giữa nội tâm thực sự và biểu hiện của những người đi đưa ma.

Bức chân dung châm biếm thể hiện qua hầu hết nhân vật như cụ Cố Hồng, ông bà Văn Minh, cậu Tú Tân, cô Tuyết, Xuân tóc đỏ,…

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác