logo

Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Hạnh phúc của một tang gia SGK Ngữ Văn 11 để thấy được bức tranh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX với những hỗn độn và xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức con người, điều đó được phản ánh rõ nét qua ngòi bút trào phúng của nhà văn Vũ Trọng Phụng.


Khái quát tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến cho Tuyết vậy): Việc cụ tổ qua đời đem lại niềm vui cho con cháu.

- Phần 2 (tiếp đến đám cứ đi): cảnh đám ma gương mẫu

- Phần 3 (còn lại): Cảnh hạ huyệt


Tóm tắt:

Cụ tổ mà vẫn cứ sống mãi dù đã ngoài 80, thế thì đến bao giờ con cháu mới được chia gia tài. Thế nên đám con cháu chỉ mong hoài mong mãi tới cái chết của cụ. Mong ước đó thành hiện thực khi một tên lưu manh giả danh trí thức bước vào nhà nói cho cụ cố tổ biết thứ đạo đức xuống cấp của cô Hoàng Hôn – cháu gái cụ cố tổ làm cụ tức đến chết. Việc này được diễn ra theo hợp đồng của Xuân với ông Phán- chồng cô Hoàng Hôn để Xuân quảng bárằng ông Phán là người chồng mọc sừng. Sau cái chết cụ cố tổ, các thành viên trong gia đình, ngoài gia đình đều có điều để vui vẻ. Người chết được khám qua loa đã đem khâm liệm. Việc cưới chạy tang cho Tuyết không suôn sẻ, Văn Minh hứa sẽ để Tuyết lấy chồng một cách danh giá. Sự vụ chuẩn bị đám tang bắt đầu nồng nhiệt vui vẻ, người đưa giấy cáo phó, kẻ gọi phường kèn, thuê xe. Những kẻ vô công rồi nghề cũng vui vì có việc để làm: 2 tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê giữ trật tự. Cô Tuyết trong trẻo đượm buồn thì mặc bộ đồ Ngây thơ đi mời trầu. Đám ma như một ngày hội được phục trang cả lối Ta, Tàu, Tây. Có kiệu bát cống, có lợn quay đi lọng, ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Có lốc bốc xoảng, bu dích và vòng hoa. Cậu lưu manh Xuân Tóc Đỏ làm cụ tức chết lại là người được khen ngợi nhiều khi chuẩn bị chu đáo tới 6 chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che 2 lọng. Hai vòng hoa đồ sộ, một của báo Gõ Mõ, một của Xuân len vào hàng đầu. Cậu tú Tân tranh thủ không thể bỏ qua nhấp máy. Thế là đám ma được tiếng danh giá nhất. Bọn quan khách thì cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau,… Lúc hạ huyệt, cậu tú Tân bắt bẻ từng người một để chụp ảnh. Ông pháp mọc sừng, khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” bí mật dúi vào tay Xuân cái giấy bạc năm đồng gấp tư… Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy…


Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia đã có sự mâu thuẫn chính trong nó, tang gia luôn đi kèm với đau buồn chết chóc, người ra đi thường để lại những nỗi buồn cho người ở lại. Thế nhưng ở đây, tang gia gây nên niềm hạnh phúc. Nó tạo nên một tiếng cười châm biếm mỉa mai đầy sâu cay.

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

∗ Cái chết của cụ tổ đem lại hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình vì cụ đang giữ khối tài sản mà chỉ khi cụ mất đi thì khối tài sản ấy mới được chia cho các thành viên trong gia đình.

∗Trong đám tang cụ cố tổ, mỗi người trong gia đình và người đưa tang lại mang một hạnh phúc khác nhau.

+Cụ cố Hồng có dịp diễn trò già yếuphô trương gia đình (người ta nói người già yếu mới có phúc)

+ kẻ cơ hội quảng bá sản phẩm trên các đường may áo váy.

+ Cháu cụ trẻ người ham thích với thú chụp ảnh nghệ thuật.

→ Cả tang gia mỗi người một niềm vui chẳng ai quan tâm đến người chết đang nằm kia

- Người đến đưa tang dù không được chia tiền nhưng cũng có niềm vui riêng của họ. Tên lưu manh “số đỏ” kia thì tăng uy tín vì nói chính xác về cái chết của cụ cố tổ. Những “nhà cải cách” của tiệm may Âu hóa được dịp lăng xê trang phục. Những tên cảnh binh thiếu việc thì sung sướng vì có việc để làm, kiếm thêm. Các ông tướng mặc quân phục, đeo đầy những huân chương, rồi là râu ria khoe mẽ. Đám giai thanh gái lịch thì được dịp cười đùa chim chuột lẫn nhau.

Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Cảnh đám ma gương mẫu diễn ra trong một không khí tưng bừng như một đám hội đám rước hội, vô cùng hoành tráng sang trọng, phô trương. Không khí náo nhiệt thật nhốn nháo. Từng nhân vật được hiện lên dưới khuôn mặt tưởng buồn. Cô Tuyết diện bộ trang phục “Ngây thơ” để cho thiên hạ thấy rằng mình còn chỉ mới mất một nửa hay phần tư chữ “trinh”, kết hợp thêm khuôn mặt buồn vì người yêu chưa đến, tưởng là nét buồn vì ông mất. Cái cậu trai Xuân Tóc Đỏ - thủ phạm gây nên cái chết của cụ tổ nhưng ngược lại không bị trừng phạt mà lại được chào đón, tươi cười như thượng khách, một biểu hiện rõ ràng của một kẻ lưu manh vô lại.

- Người đại diện cho tôn giáo được nhiều người dân kính mến - Sư cụ Tăng Phú thì vô cùng háo danh, tỏ vẻ đắc thắng về chiến công đánh đổ hội Phật giáo.

- Cậu Tú Tân tỏ vẻ chàng trai được đi du học phương Tây, bắt bẻ từng người chống gậy, gục đầu khóc, khom lưng, đứng bên quan tài để chụp ảnh kỉ niệm.

- Đám con cháu là một loạt các đạo diễn, diễn viên, nhiếp ảnh gia xuất sắc,rất ăn ý trong màn kịch đại hiếu thảo

- Phán mọc sừng đứng khom người tưởng khóc lóc thương cụ cố tổ đến oặt người mà thực ra chỉ là cố thanh toán nốt món nợ mười đồng với Xuân Tóc Đỏ

Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Chỉ cái tên thôi đã khơi mào người ta vào một xã hội cười trên cái chết. Đám cứ đi, cứ đi, đi đến một xã hội thượng lưu dỏm mang danh Âu hóa, những tên chó đểu trong một xã hội chó đểu. Vũ Trọng Phụng có buồn hay vui khi mỉa mai, phê phán cả xã hội này với tiếng cười, với giọng trào phúng đầy châm biếm.

Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích này thật đặc sắc. Tác giả sử dụng hàng loạt những từ ngữ chọi nhau, mâu thuẫn tạo nên tiếng cười. Bổ sung thêm lối nói ngược càng tăng thêm tính mỉa mai giễu cợt của truyện. Một cách hình tượng, cách đặt tên nhân vật của Vũ Trọng Phụng cũng nói lên phần nào cái điệu cười châm biêm: Văn Minh (nên văn minh mới theo sự cải cách Âu hóa), cậu Tú Tân (sáng sủa và mới mẻ), bộ đồ Ngây thơ (tưởng là ngây thơ mà có phải ngây thơ)


Luyện tập

Bài tập 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng trong đoạn trích:

+ Dưới cái vỏ nước mắt là những chiêu trò tưởng trái khoáy thú vị: dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ 10 đồng khi mà Xuân tưởng ông đã khóc đến oặt người; cô Tuyết thơ ngây trong bộ đồ quá ư hồn nhiên phô diễn.

+ Nhan đề: cái hạnh phúc trên cái tang tóc đau thương.

+ Mâu thuẫn giữa giả và thật thể hiện qua sự thể hiện của con cháu nhà cụ cố với tính chất bi thương của một cái chết.

• những kẻ rởm đời, lọc lõi như Xuân Tóc Đỏ lại được tôn vinh.

• mỗi nhân vật đều là một mảnh ghép của xã hội thượng lưu lố bịch, rởm đời.


Tổng quát tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

Soạn văn 11: Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác