logo

Soạn bài: Hai đứa trẻ (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Hai đứa trẻ siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 11 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.


Soạn bài: Hai đứa trẻ - Bản 1


Bố cục

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”): Cảnh phố huyện lúc chiều tàn

- Phần 2 (tiếp theo đến “có những cảm giác mơ hồ không hiểu): Cuộc sống phố huyện khi đêm đến

- Phần 3 (đoạn còn lại): Cảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện


Nội dung chính

- Cuộc sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám

- Niềm cảm thông, thương xót, trân trọng của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ

Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Thời gian từ chiều muộn đến hết đêm.

- Không gian phố chợ của huyện nghèo đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.

  + Cảnh ngày tàn (tiếng trống thu không, đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn,..)

  + Cảnh chợ tàn.

  + Khung cảnh phố huyện khi đêm xuống tối tăm, đơn điệu.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện:

- Hai chị em Liên với sạp hàng con con

- Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước nhưng cũng chẳng ăn thua gì.

- Bà cụ Thi: cất lên tiếng cười duy nhất trong truyện nhưng lại hơi điên và uống rượu.

- Những đứa trẻ nghèo: nhặt nhạnh những gì còn sót lại ở khu chợ nghèo.

- Gánh phở bác Siêu ế ẩm, bác phải gánh vào làng; gia đình bác xẩm ế khách, ngủ gục trên manh chiếu, thằng con nhỏ bò ra cát nghịch bẩn.

=> Cuộc sống nghèo khổ, tù đọng, buồn tẻ, đáng thương của những kiếp người tàn.

Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tâm trạng của Liên trước khung cảnh phố huyện:

- Tâm trạng của Liên khi chiều tàn:

+ Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; bóng tối ngập đầy dần trong đôi mắt Liên.

+ Ngồi yên lặng ngắm phố huyện lúc hoàng hôn buông xuống.

+ Thương mấy đứa trẻ nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.

+ Vội dọn hàng vì vâng lời mẹ dặn.

- Tâm trạng lúc đêm khuya:

+ Nhớ những kỉ niệm đẹp và cuộc sống sung túc khi còn ở Hà Nội: được đi chơi bờ hồ, được ăn kem, nhớ về một vùng sáng rực.

+ Yên lặng dõi theo những mảnh đời tàn tạ xung quanh ở phố huyện.

+ Thèm phở bác Siêu nhưng không dám ăn vì đó là món quà xa xỉ.

+ Cùng em hướng lên ngắm nhìn trời sao nhưng nhanh chóng mỏi trí nghĩ và quay về mặt đất phủ đầy bóng tối.

Câu 4 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Hình ảnh đoàn tàu:

 + Đây là hoạt động cuối cùng của đêm.

 + Âm thanh náo động với tiếng còi rít khi vào ga, mạnh mẽ rầm rộ đi tới.

 + Tràn ngập ánh sáng với các của kính sáng trưng, đồng và kền lấp lánh, lố nhố những người…

- Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua vì:

 + Đoàn tàu đẹp đẽ, náo động, hấp dẫn.

 + Sâu xa hơn, đoàn tàu gợi đến một thế giới khác vui vẻ, hạnh phúc, giàu có, khác hẳn với cuộc sống tù đọng, buồn tẻ và nghèo nàn ở phố huyện.

 + Đoàn tàu là hi vọng và là giấc mơ của hai chị em Liên và An.

Câu 5 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nghệ thuật đặc sắc trong truyện:

- Truyện đậm chất trữ tình, truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi giàu chất thơ và lấp lánh tình người.

- Nghệ thuật đối lập (giữa ánh sáng và bóng tối), nhiều chi tiết đắt giá, hình ảnh biểu tượng.

- Giọng văn nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ nhưng thấm thía, đầy yêu thương.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.

Câu 6 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Truyện ngắn Hai đứa trẻ thấm đẫm tư tưởng nhân đạo:

- Xót thương những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh.

- Cảm thông, trân trọng mong ước của những con người nghèo khổ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

- Những kiếp người nhỏ bé rất dễ bị xã hội lãng quên => Hãy quan tâm đến họ


Luyện tập

Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Ấn tượng với nhân vật Liên, đặc biệt qua chi tiết: "Liến thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó".

=> Liên vẫn chỉ là một cô bé, nhưng Liên lại vô cùng đôn hậu và giàu lòng yêu thương.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Phong cách nghệ thuật Thạch Lam:

- Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

- Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhẹ nhàng, trữ tình.

- Sử dụng thủ pháp đối lập tương phản ánh sáng – bóng tối trong miêu tả.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

- Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.


Soạn bài: Hai đứa trẻ - Bản 2


Tóm tắt

“Hai đứa trẻ” là truyện ngắn kể về cuộc sống quẩn quanh, tù túng của hai chị em An và Liên nơi phố huyện nghèo. Hai chị em hằng đêm cùng nhau đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội chạy qua phố huyện, đó là sự kiện huyên náo duy nhất trong ngày.


Bố cục

Phần 1 (từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”): Cuộc sống nơi phố huyện khi chiều xuống.

Phần 2 (tiếp theo đến “có những cảm giác mơ hồ không hiểu): Cuộc sống phố huyện khi đêm đến, hai chị em Liên đợi tàu.

Phần 3 (đoạn còn lại): Đoàn tàu chạy qua phố huyện nghèo.

Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Thời gian: dịch chuyển từ chiều đến đêm và về khuya.

   + Không gian: xây dựng trên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, không gian là phố huyện nhỏ, nghèo.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Cuộc sống nơi phố huyện:

- Yên ắng và buồn: chiều êm ả như ru, tiếng ếch nhái văng vẳng kêu,…không có hoạt động gì diễn ra trừ chuyến tàu đêm chạy qua.

- Nghèo: chợ vãn, trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía.

   + Hình ảnh người dân phố huyện: Nghèo khổ, vất vả mưu sinh, sống cầm cự, quẩn quanh.

- Những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh bất cứ thứ gì có thể dùng được.

- Mẹ con chị Tí, bà cụ Thi điên, bác Siêu,…mấy người phu gạo, phu xe, chú lính lệ,…

- Hai chị em Liên với sạp hàng con con.

Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tâm trạng của Liên và An:

   + Trước khung cảnh thiên nhiên: man mác buồn, có chút mơ hồ không hiểu.

   + Trước bức tranh đời sống: thấy thương những con người nơi đây, thương cả chính mình, nhung nhớ cuộc sống tươi đẹp ở Hà Nội trong quá khứ.

Câu 4 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Hình ảnh đoàn tàu: hoạt động duy nhất ở phố huyện, đoàn tàu vụt qua, đèn trong toa sáng trưng, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng, chuyến tàu không đông như mọi khi.

   + Hai chị em cố thức để đợi tàu vì: đó là hình ảnh duy nhất về cuộc sống rực rỡ ánh sáng, đầy hạnh phúc ở Hà Nội, cuộc sống mà chị em Liên rất mong nhớ; chuyến tàu cũng là hoạt động duy nhất khiến phố huyện thoát khỏi cái quẩn quanh, u tối, bế tắc dù chỉ trong chốc lát.

Câu 5 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Nghệ thuật miêu tả: miêu tả chi tiết, cụ thể, vẽ nên bức tranh đối lập, tương phản giữa ánh sáng và bóng tối.

   + Giọng văn: đậm chất trữ tình, nhẹ nhàng, đầy thương cảm với số phận người lao động.

Câu 6 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tư tưởng của Thạch Lam: bày tỏ niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối trước Cách mạng tháng Tám.


Luyện tập

Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Nhân vật ấn tượng nhất: bà cụ Thi điên

Xuất hiện chớp nhoáng nhưng dường như là sự báo hiệu cho kết cục của cuộc sống luẩn quẩn, bế tắc nơi phố huyện, báo hiệu cho chính tương lai của Liên.

   + Chi tiết nghệ thuật: Đoàn tàu đêm chạy qua phố huyện.

Hình ảnh đoàn tàu mang tính biểu tượng sâu sắc, thể hiện khát khao về cuộc sống tươi sáng của nhân vật Liên, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Phong cách nghệ thuật Thạch Lam:

- Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

- Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhẹ nhàng, trữ tình.

- Sử dụng thủ pháp đối lập tương phản ánh sáng – bóng tối trong miêu tả.

- Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.


Ý nghĩa

Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.


Soạn bài: Hai đứa trẻ - Bản 3


Bố cục

3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”):Cảnh phố huyện lúc chiều tàn

+ Phần 2 (tiếp theo đến “có những cảm giác mơ hồ không hiểu): Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm


Nội dung bài học

Thông qua câu chuyện về chị em Liên, An và những con người nơi phố huyện mong mỏi đợi tàu, Thạch Lam đã thể hiện thấm thía niềm xót thương với số phận của những người nhỏ bé và sự trân trọng ước mong tuy còn mơ hồ của họ


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Thời gian: từ chiều tối tới đêm khuya

+ Không gian: phố huyện nghèo

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Cuộc sống và hình ảnh những người dân nơi phố huyện

- Cuộc sống: nghèo, tù túng, tối tăm

- Hình ảnh người dân nơi phố huyện:

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.

+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.

+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.

+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.

+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tâm trạng của Liên và An:

+ Trước khung cảnh thiên nhiên: mang nỗi buồn thấm thía

+ Trước bức tranh đời sống: lòng trắc ẩn, yêu thương, cảm thương, xót xa cho những kiếp người nghèo khổ, tàn tạ, nhờ về Hà Nội sa hoa

Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

* Hình ảnh đoàn tàu:

- Khi tàu đến:

+ Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.

+ Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.

- Khi tàu đi:

+ Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.

+ Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

* Hai chị em cố thức để đợi tàu vì để bán hàng và còn vì khi đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ sẽ mang đến phố huyện nghèo một thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước

Câu 5 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Nghệ thuật miêu tả: sinh động, tinh tế, sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng, bút pháp tương phản đối lập,

+ Giọng văn: thủ thỉ đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng

Câu 6 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tư tưởng của Thạch Lam: niềm xót thương với những kiếp người nhỏ bé và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà thiết tha của họ.


Luyện tập

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Nhân vật ấn tượng nhất: những đứa trẻ nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót

+ Chi tiết nghệ thuật: ngọn đèn dầu chị Tí tỏa ra thức ánh sáng hiu hắt

=> bởi nhân vật và chi tiết này thể hiện sự tối tăm và bế tắc trong cuộc sống dường như chưa biết bao giờ mới có lối thoát của những người dân nơi phố huyện nghèo

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Phong cách nghệ thuật Thạch Lam:

+ Miêu tả tâm lí tinh tế

+ Bút pháp tương phản đối lập

+ Sự nhuần nhuyễn trong kết hợp giữa tự sự và trữ tình, hiện thực và lãng mạn

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác