logo

Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học

Tóm Tắt:

Đời sống của chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu biểu bởi nét giản dị. Nếp sống giản dị ấy được biểu hiện trong suốt hơn 60 năm cuộc đời làm cách mạng của Người. Điều đó được thể hiện qua bữa cơm, nơi ở, vật dụng sinh hoạt hàng ngày và qua lối sống, đời sống chính trị, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết của Người. Nếp sống thanh bạch của Hồ Chí Minh là gương sáng để thế giới ngày nay học tập, xây dựng đời sống văn minh.


Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Đọc - Hiểu


Câu 1 (trang 55 sgk Văn 7 Tập 2):

Luận điểm chính của toàn bài là: Sự giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ được thể hiện thống nhất trong cuộc sống bình thường và trong đời sống chính trị.

Để làm rõ luận điểm, tác giả đã chứng minh qua các phương diện sau:

+ Bữa ăn hàng ngày: chỉ vài ba món đơn giản, gẫn gũi với thiên nhiên, ăn sạch bát, không phung phí đồ ăn, thức ăn còn lại được xếp tươm tất

+ Nơi ở, nhà sàn vài ba phòng nhỏ, thoáng ánh áng, gần thiên nhiên, có hương thơm phảng phất của hoa trong vườn

+ Việc làm: không vì việc lớn mà bỏ bê việc nhỏ, làm cẩn thận từ việc nhỏ đến việc lớn, từ trồng cây, viết thư, thăm cụ già, nói chuyện tập thể đến cứu nước, cứu dân, bàn quân sự. Ít cần đến người phục vụ.

+ Với mọi người, với nhân dân: gần gũi, lo toan đời sống cho nhân dân, thương các cháu thiếu nhi, cụ già, chiến sĩ cách mạng. Đặt tên cho các anh phục vụ đầy gần gũi, thể hiện chí nguyện dân tộc: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

+ Giản dị , gần gũi trong lời  nói, chữ viết để nhân dân hiểu, nhân dân tin và nhân dân làm theo.

⇒ Ở Bác là một lối sống thanh bạch, giản dị trong đời sống, giàu có trong tâm hồn.


Câu 2 (trang 55 sgk Văn 7 Tập 2):

Trình tự lập luận trong bài được thể hiện như sau:

+ Nêu nhan đề bài viết hàm chứa luận điểm chính của bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ

+ Chứng minh luận điểm bằng các luận cứ và dẫn chứng cụ thể, đầy đủ.

+ Đoạn trích không đảm bảo đầy đủ các phần vốn của của bố cục một bài văn nghị luận vì nó phần được trích từ một tác phẩm hoàn chỉnh.

Có thể chia đoạn trích làm các phần sau:

+ Phần đầu: Mở bài: Từ đầu đến tuyệt đẹp: Khái quát chung về đức tính giản dị của Bác

+ Phần 2: Thân bài: Đoạn còn lại: Chưng minh luận điểm về sự giản dị của Bác trong việc làm, lối sống, sinh hoạt.


Câu 3 (trang 55 sgk Văn 7 Tập 2):

- Nghệ thuật chứng minh: Phần mở đầu nêu lên điều cần chứng minh: Sự giản dị trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống của Bác Hồ. Từ đó, đưa ra một hệ thống luận cứ đầy đủ và hệ thống các dẫn chứng cụ thể, khách quan, chân thực để  chứng minh cho từng luận cứ nhằm thuyết phục người đọc.

- Bác sống giản dị trong bữa ăn, tác giả nêu ra các dẫn chứng sau:

+ Chỉ vài ba món đơn giản

+ Lúc ăn, Bác không để rơi vãi hạt cơm nào

+ Ăn xong cái chén bao giờ cũng sạch

+ Thức ăn thừa được xếp ngăn nắp.

⇒ Nhận xét: “Ở việc làm nhỏ…..kính trọng như thế nào với người phục vụ”.

- Bác sống giản dị trong nơi ở, tác giả nêu ra các dẫn chứng sau:

+ Cái nhà sàn vài ba phòng

+ Căn phòng nhỏ lộng gió và ánh sáng

+ Phảng phất hương hoa vườn nhà

⇒ Nhân xét sâu xa: Đời sống như vậy thật thanh bạch, tao nhã

- Bác giản dị trong công việc, dẫn chứng:

+ Lãnh đạo cứu nước, cứu dân

+ Trồng cây

+ Thăm cụ già

+ Viết thư, nói chuyện với thiếu nhi và công nhân,….

- Bác giản dị trong lối sống, dẫn chứng:

+ Tự làm mọi việc

+ Ít người phục vụ

+ Đặt những cái tên gần gũi, thân mật cho người phục vụ

Các chứng cứ ấy đều giàu sức thuyết phục bới nó cụ thể, xác thực, làm rõ được từng luận cứ và phục vụ trong việc biểu đạt luận điểm chính.


Câu 4 (trang 55 sgk Văn 7 Tập 2):

Trong đoạn, tác giả đã sử dụng phép lập luận giả thích và bình luận để giúp người đọc hiểu rõ cuộc sống giản dị của Người không phải như lối sống ẩn dật như những nhà hiền triết xưa mà chính là là biểu hiện lối sống thanh cao của một tâm hồn phong phú, một lối sống văn minh.


Câu 5 (trang 55 sgk Văn 7 Tập 2):

Đặc sắc nghệ thuật:

- Luận điểm rõ ràng, chứng cứ cụ thể, tiêu biểu

- Ngôn ngữ giản dị

- Tình cảm chân thành

- Nhân xét sâu sắc, giàu ý nghĩa


Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Luyện tập


Câu 1 (trang 55 sgk Văn 7 Tập 2):

 Ví dụ về sự giản dị trong đời sống:

+ Đi đôi dép cao su

+ Mang áo bà ba sờn

+Bữa cơm với măng, giá, dưa cà

 Ví dụ về giản dị trong thơ văn:

Yêu thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm bạn:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong bài thơ " Tức cảnh Pác Pó":

      " Sáng ra bờ suối tối vào hang.

      Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

      Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

      Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Quan tâm tới mọi người:

“..Bác thương đoàn dân công

…………………………………

Làm sao cho khỏi ướt”


Câu 2 (trang 56 sgk Văn 7 Tập 2):

Giản dị là một dức tính tốt đẹp cần có trong mỗi người. Lối sống giản dị không chỉ biểu giúp cho đời sống bản thân trở nên nhẹ nhàng mà còn giúp xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp.

***Nội dung bài học:

Vẻ đẹp và niềm tự hào về sức tính giản dị của Bác Hồ. Sự giản dị ở Bác là sự hoà hợp của một đời sống tinh thần phong phú và một tâm hồn cao đẹp.

****Nghệ thuật:

Bài văn có lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, thuyêt phục, ngôn từ giản dị, trong sáng những thấm đượm những tình cảm chân thành, thiết tha khi viết về Bác.

***Bài học rút ra:

+ Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp tâm hồn của vị lãnh tụ dân tộc

+ Học tập, noi gương nếp sống giản dị, lành mạnh của Người trong xã hội hiện đại

+ Học tập cách triển khai một vấn đề nghị luận để vận dụng vào viết các đề làm văn

+ Trân trọng giá trị các tác phẩm văn học.


Các bài viết liên quan bài Đức tính giản dị của Bác Hồ:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác