logo

Soạn bài: Đò lèn (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Đò lèn ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 12 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Soạn bài: Đò lèn (Nguyễn Duy)


Đôi nét về tác phẩm Đò lèn

Bố cục

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Những kỉ niệm tuổi thơ ấu của tác giả

- Phần 2 (còn lại): Tình cảm của cháu dành cho bà


Hướng dẫn học bài

Soạn Câu 1 ngắn nhất

- Cái tôi tác giả thời thuở nhỏ:

   + Câu cá cống Na, ăn trộm nhãn chùa Trần, bắt chim sẻ vành tai, níu váy bà đi chợ-> đứa trẻ tinh nghịch, hiếu động, vô tư

   + Ân tượng tuổi thơ: mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm, những điệu hát văn

- Trong cách nhìn của tác giả:

   + Quen thuộc: như bao bạn bè cùng trang lứa, tuổi thơ của tác giả cũng đầy hồn nhiên, vô tư,thích khám phá.

   + Mới lạ: Người ta thường che dấu tuổi thơ của mình đẽ vẻ nên những hình ảnh đẹp đẽ khác. Ở đây, tác giả chọn cái nhìn mới mẻ hơn, nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng quá khứ dù xấu hay tốt. Không thi vị quá với những sự ảo mộng, tưởng tượng, điều đó làm nên nét mới mẻ trong cách nhìn của Nguyễn Duy.

Soạn Câu 2 ngắn nhất

- Hình ảnh người bà:

   + mò cua xuc tép

   + gánh chè xanh

   + nhà cửa bị mất

   + bán cháo những đêm lạnh

   + bán trứng ở ga

=> Người bà lam lũ, chịu muôn nghìn khổ cực, chạy vạy đủ mọi nghề để nuôi cháu.

- Tình cảm của tác giả đối với bà:

   +  Ân hận vì sự nghịch ngợm của mình

   + Khi đã trưởng thành mới biết thương bà những giờ đây đã muộn màng mất rồi.

Soạn Câu 3 ngắn nhất

Cách thể hiện đặc biệt của tác giả:

+ Không có một từ ngữ nào bộc lộ niềm thương, nỗi ân hận nhưng chỉ qua những hình ảnh, ngôn từ mà tác giả viết cũng toát lên những dòng cảm xúc yêu thương và trân trọng mà tác giả đã dành cho người bà yêu quý của mình

+ Thể hiện triết lý chung: Con người ta thường chỉ biết trân trọng, yêu thương người khác khi đã mất đi họ, cơ hội được đền đáp, yêu thưỡng cũng không còn.


Xem thêm các bài viết liên quan khác

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác