logo

Soạn bài: Diễn đạt trong văn nghị luận - tiếp theo (ngắn nhất)


Soạn bài: Diễn đạt trong văn nghị luận - tiếp theo


III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 155-156 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

a.

Điểm tương đồng: mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn, mang sức biểu cảm lớn, thể hiện được tấm lòng nhiệt huyết và niềm tin của người viết.

Nét đặc trưng, riêng biệt:

    Đoạn văn (1)

Đoạn văn (2)

Các câu ngắn nhịp nhàng và dứt khoát thể hiện được sự đanh thép, rắn rỏi khi vạch trần, luận tội âm mưu và sự độc kẻ thù. Đồng thời, bày tỏ được nỗi đau mà nhân dân ta phải gồng mình gánh chịu.

Tác giả đưa ra ý kiến đối lập rồi bác bỏ và sau đó bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình. Cách xưng hô, giọng điệu thân mật, gần gũi. Đoạn văn mang tính đối thoại.

b. Cơ sở tạo nên sự khác biệt trong giọng điệu của văn nghị luận:

+ Dựa trên đối tượng nghị luận;

+ Dựa trên mối quan hệ giữa nội dung.

+ Dựa trên từ ngữ, cách kết hợp câu, cách diễn đạt, xưng hô,…..

c.

Đoạn văn (1)

Đoạn văn (2)

- Lặp cấu trúc cú pháp  “Chúng...”

- Sử dụng hình ảnh tu từ “tắm các cuộc khởi nghĩa”

- Sử dụng quan hệ từ “thế mà…”

- Phép lặp cấu trúc câu “... thực ra...”,

- Xưng hô thân mật : anh

Câu 2 (trang 156-157 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

Đoạn văn (1)

Đoạn văn (2)

a.Giọng điệu

- Giọng văn thể hiện sự thúc giục, không khí sục sôi, hào hùng, đầy nhiệt huyết. 

- Giọng điệu uyển chuyển, da diết, giàu cảm xúc, thể hiện sự da diết. 

b. Cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu

 + Sử dụng kết hợp câu khẳng định, câu cầu khiến, câu cảm thán, kết hợp các câu văn ngắn, dài một cách hợp lí

+ Lặp từ “chúng ta” kết hợp câu có quan hệ từ “nhưng”

+ Phép lặp cấu trúc câu

+ Các từ ngữ gợi cảm

+ Câu nhiều chủ vị

+ Các động, tính từ bày tỏ cảm xúc

+ Biện pháp liệt kê

Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

Giọng điệu trong văn nghị luận mang đặc điểm:  Giọng điệu trang trọng, nghiêm túc. Song, mỗi phần nên có sự thay đổi giọng điệu để phù hợp hơn với nội dung nghị luận của từng phần.


IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 157 -158 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

Đoạn văn (1)

Đoạn văn (2)

Đoạn văn (3)

+ Sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế

+ Sử dụng biện pháp lặp cú pháp, kiểu câu song hành, câu ngắn

=>Giọng điệu hùng hồn, rắn rỏi và mạnh mẽ, đanh thép, cương quyết, khả năng thuyết phục cao.

+ Câu điệp cấu trúc

+ Câu song hành cú pháp

+ Từ ngữ giàu cảm xúc

=>Giọng điệu thể hiện sự đồng cảm, tha thiết của người viết

+ Sử dụng câu ghép

+ Cách viết  so sánh

+ Từ ngữ tương phản

=>Giọng điệu nhịp nhàng

Câu 2 (trang 158 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

Gợi ý:

a.

* Mở bài:

Nêu vấn đề về nghề nghiệp và vai trò của nghề nghiệp.

*Thân bài

- Nêu khái niệm nghề nghiệp.

- Tầm quan trọng và vị trí của nghề nghiệp trong xã hội.

- Nghề nghiệp mang lại giá trị gì cho bản thân và cộng đồng.

- Nêu ý kiến của bản thân về việc lựa chọn nghề nghiệp.

+ Lựa chọn nghề đúng sở thích và năng lực là cơ hội để phát triển.

+ Lựa chọn đúng nghề nghiệp giúp bản thân hăng say, thỏa mãn niềm đam mê khi làm việc.

+ Việc lựa chọn đúng nghề làm giảm áp lực khi đi làm.

- Nêu dẫn chứng, biểu hiện của việc lựa chọn đúng nghề trong đời sống.

- Phản đề: nhiều người vì chạy theo thành tích, khoa trương mà đua đòi ngành học không phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân -> đánh mất cơ hội, lãng phí thời gian.

- Bài học rút ra:

+ Lựa chọn đúng nghề.

+ Hiểu đam mê và biết cố gắng vì đam mê.

* Kết bài

Khẳng định lại giá trị của việc chọn đúng nghề cho tương lai.

b.

Mở bài:

Đặt vấn đề, trích dẫn ý kiến của một vài bạn trẻ

Thân bài:

- Vị kỷ là gì?

- Nêu nhận xét của bản thân về ý kiến đó: sai trái hay đúng đắn

- Cần phải sống có trách nhiệm với bản thân:

+ Cố gắng học tập, bảo vệ sức khoẻ.

+ Rèn luyện nhân cách, đạo đức mỗi ngày.

+ Tôn trọng sở thích và đam mê của mình, sống vì ước mơ và lí tưởng.

-   Sống có trách nhiệm với cộng đồng, sự phát triển bản thân gắn với xây dựng cộng đồng.

+ Cho đi yêu thương, san sẻ niềm vui.

+ Đồng hành cùng xã hội.

-   Sự ích kỉ, hẹp hòi khác với trách nhiệm của bản thân-> cần có cái nhìn đúng đắn-> trách lối sống vị kỉ, chỉ biết đến mình.

-   Bài học rút ra.

Kết bài.

Khẳng định lại vấn đề

c.

Mở bài:

Nêu vấn đề về hành trình tìm kiếm vẻ đẹp của đời sống

Trích dẫn câu nói của Lét – xinh

Thân bài:

+ Giá trị cao đẹp ở đời có khi có sẵn nhưng cũng có khi phải tìm kiếm những vẻ đẹp khuất lấp trong đời sống, trong tâm hồn mỗi bản thể

+ Trên hành trình tìm kiếm có vô vàn những chông gai, thách thức khiến con người dễ nản lòng, bỏ cuộc

+ Người chấp nhận dừng chân là kẻ thất bại

+ Kẻ bước tiếp kiếm tìm, vượt gian khó là người chiến thắng-> chiến thắng ở nghị lực và những kết quả nhận được sau đó

- Câu nói của Lét- xinh là hoàn toàn đúng đắn

- Biểu hiện, dẫn chứng thực tiễn

- Bài học rút ra cho bản thân

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận - tiếp theo ngắn nhất | Soạn văn 12 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác