logo

Soạn bài: Diễn đạt trong văn nghị luận - tiếp theo (chi tiết)


Soạn bài: Diễn đạt trong văn nghị luận - tiếp theo (chi tiết)


III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

1. Trả lời câu hỏi

a) Đối tượng nghi luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích tuy khác nhau, nhưng ta có thể nhận thấy ở cả 2 đoạn trích này đều có chung một giọng điệu. Đó chính là giọng văn nghiêm túc, và vô cùng trang trọng. Ngoài điểm chung này thì mỗi bài lại nổi bật với cảm hứng riêng như sau:

- Đoạn thứ nhất đó là cảm hứng buộc tội, kết tội kẻ thù cho nên tác giả sử dụng một giọng văn vô cùng đanh thép, hào hùng.

- Đoạn thứ hai là tiếng nói tri ân nhà thơ Hàn Mặc Tử cho nên giòn điệu ở đây là giọng trầm lắng, tha thiết, trìu mến.

b) Cơ sở để tạo nên sự khác biệt như đã nói ở trên chính là xuất phát từ nội dung chính của đoạn trích đó. Tùy thuộc vào nội dung nghị luận, đối tượng nghị luận là gì mà tác giả sử dụng những giọng điệu khác nhau để bài văn nghị luận của mình thêm thuyết phục,

c) Đoạn văn đầu tiên thì sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ xã hội, chính trị bởi vì nội dung vấn đề nghị luận cũng là về chính trị - xã hội nên để bài viết thuyết phục, đi đúng vào chủ đề của tác phẩm thì không thể không sử dụng lớp từ này. Ngoài ra để lời văn thêm cuốn hút người đọc, Hồ Chí Minh còn sử dụng kết hợp nhiều câu văn có cấu trúc song hành, liệt kê, nhiều phép lặp cú pháp. Điều này khiến cho lời văn như những lời buộc tội liên tiếp mà quân thù sẽ không thể nào tránh được.

2. Trả lời câu hỏi

a. Giọng điệu của lời văn nghị luận trong đoạn trích trên:

- Đoạn văn thứ nhất là lời câu gọi toàn quốc đứng lên bảo vệ nền độc lập non trẻ của dân tộc cho nên Hồ Chí Minh sử dụng giọng điệu tha thiết, hùng hồn đầy mạnh mẽ, như những lời thúc giục vậy. Để tạo nên giọng điệu này, tác giả đã chú ý vào từng chi tiết nhỏ như: ngôn ngữ, câu từ, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

- Giọng điệu của đoạn văn thứ hai tha thiết trầm bổng như những câu thơ văn xuôi. Giọng văn như những lời phân trần về thơ Xuân Diệu, phân trần về nội dung thơ của ông, để từ đó đi cắt nghĩa cho nguồn gốc của những nội dung ấy.

b) Cơ sở để tạo nên sự khác biệt trong giọng điệu ở 2 đoạn trích trên là:

- Vì là lời kêu gọi toàn quốc đứng lên kháng chiến cho nên ở trong đoạn văn ngắn này, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều câu văn mang tính chất hô gọi, cầu khiến. Ví dụ như: “Hỡi đồng bào toàn quốc”, “hỡi đồng bào” “chúng ta phải đứng lên” “chúng ta thà…chứ nhất định không…” Tác giả sử dụng những từ ngữ để gọi tập thế như chúng ta, đồng bào, bởi bài viết này hướng đến tất cả mọi người chứ không phải một vài đối tượng riêng lẻ. Hồ Chí Minh cũng sử dụng phép lặp cú pháp khiến những lời kêu gọi cứ trở đi trở lại, khắc sâu thêm vào tâm trí người đọc.

- Đoạn thứ hai, để thể hiện những tình cảm dạt dào, tha thiết trìu mến thì tác giả đã sử dụng những tính từ chỉ trạng thái, mức độ ở tần suất dày đặc như: dạt dào, vội vàng, cuống quit, say đắm, lặng lẽ, bi đát,… Đây đều là những tính từ hết sức tiêu biểu cho phong cách của đối tượng mà bài phân tích hướng tới. Để diễn tả được dòng cảm xúc trào dâng dào dạt thì đoạn trích cũng được tạo nên từ những câu văn dài, nhiều tầng bậc, nhiều phép liệt kê,…

3. Những điểm quan trọng cần lưu ý đối với giọng điệu trong văn nghị luận;

- Về cơ bản đó phải là giọng trang trọng, nghiêm túc.

- Tuy nhiên, tùy vào từng vấn đề nghị  luận mà giọng văn có sự thay đổi, kết hợp cho phù hợp và đạt được hiệu quả nghị luận cao nhất.


IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 158 sgk Văn 12 Tập 1):

1. Đây là bài văn nghị luận về một sự kiện lịch sử có thật cho nên Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều từ ngữ mang tính chất lịch sử - xã hội, từ ngữ được dùng vô cùng chuẩn xác phù hợp với một văn kiện lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc: Đó chính là bản tuyên ngôn độc lập hào hùng, hùng tráng. Ngoài ra thì tác giả cũng sử dụng những câu văn với giọng điệu vô cùng đanh thép, dứt khoát, đầy mạnh mẽ để thể hiện rõ ràng quan điểm của mình. Đó cũng là những sự thật không thể chối cãi được nên giọng văn ấy là hoàn toàn phù hợp.

2. Đoạn văn này lại nghị luận về một tác giả văn học, cho nên bên cạnh cái giọng trang trọng nghiêm túc thường thấy ở văn nghị luận nó còn có sự kết hợp với những giọng trữ tình vô cùng tha thiết. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ tài hoa đúng chất Nguyễn Tuân, nó khiến cho bài nghị luận có một giọng điệu tài hoa riêng, không thể lẫn vào đâu được.

3. Đoạn 3 là nghị luận về hai nhân vật trong một tác phẩm văn học, nó khiến cho bài nghị luận mang những tính chất trữ tình vô cùng rõ nét. Ngoài ra thì ở đoạn trích này còn sử dụng lối viết so sánh khiến cho tính chất của 2 đối tượng được nhắc đến càng rõ nét.

Câu 2 (trang 158 sgk Văn 12 Tập 1):

Lựa chọn viết dàn ý cho đề a.

1. Mở bài: dẫn dắt giới thiệu vấn đề.

2. Thân bài:

- Việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay: Chủ yếu đến từ sự tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài. Ví dụ như: nghe theo sự định hướng của cha mẹ, thầy cô; lựa chọn những ngành nghề hot, kiếm được nhiều tiền,…

- Ưu điểm của sự lựa chọn này:

+ Những người trẻ sẽ không phải suy nghĩ, được nhàn nhã, thảnh thơi (trong một thời gian ngắn), không phải đau đầu lựa chọn đâu mới là ngành nghề phù hợp nhất với mình.

+ Có những mặt đúng đắn, tích cực nhất định đối với những người không có chính kiến riêng, không biết mình yêu thích điều gì.

- Những mặt tiêu cực của việc lựa chọn nghề nghiệp trên:

+ Không được làm ngành nghề mình yêu thích. Cuộc sống sẽ nhàm chán, tẻ nhạt, không thể gắn bó lâu dài với công việc được.

- Ý kiến cá nhân: đây là cách lựa chọn thụ động. Cách đúng đắn nhất vẫn là phải xuất phát từ sử thích, niềm mong muốn của cá nhân. Phải xác định được mình muốn làm gì, mình có thể làm gì và trong tương lại gần, xã hội sẽ có nhu cầu đối với ngành nghề gì. Cân bằng được các câu hỏi trên, ta sẽ có được một việc làm phù hợp, đúng đắn.

- Dẫn chứng: Việc lựa chọn nghề nghiệp theo định hướng của bố mẹ có thể phù hợp với những người có bố mẹ có thể sắp xếp được công việc cho họ, cộng với yêu cầu bản thân họ không có chính kiến, sở thích gì cả. Còn số đông, những người không dám làm theo ý kiến của mình, không dám sống hết mình với ước mơ, hoài bão của mình thì sẽ rất khó thành công. Ngược lại, những người dám biến đam mê của mình thành hiện thực thì thường sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. Ví dụ, Bill Gate bỏ trường Ha-vớt, không nghe theo định hướng của cha mẹ mà tự đuổi theo đam mê với máy tính và phần mềm, đến giờ sự thành công của ông chắc ít người không biết tới.

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác