logo

Bài Con chim chiền chiện SGK 7 trang 21, 22 - Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Con chim chiền chiện SGK 7 trang 21, 22 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

Hướng dẫn đọc bài Con chim chiền chiện

Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định vần và nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.

Lời giải 

- Vần: bài thơ gieo vần chân và vần lưng. Cụ thể, ở vần chân được biểu hiện ở những từ “cao – ngào”, “xanh – lanh”, “chi – thì”, “ sữa – chứa”, “sả - ca”, “nhà – ta”. Ở vần lưng, bài thơ biểu hiện ở những từ “chiền – chiện”, “vút – vút”, “cánh – xanh”, “cao – cao”, “chim – chim”, “chuyện chi – chuyện chi”, “bối – rối”, “lên – đến”, “tưng – bừng”.

- Nhịp thơ 2/2.

- Tác dụng: Cách gieo vần làm cho ý thơ có sự liên kết giữa các dòng, cô đọng, giàu tính nhạc. Nhịp thơ 2/2 khiến bài thơ trở nên chậm rãi, nhẹ nhàng, uyển chuyển, dễ đi vào lòng bạn đọc.

Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất.

Lời giải 

Hình ảnh trong bài thơ em cho là độc đáo nhất là hình ảnh chim chiền chiện sà xuống những hạt lúa non với bao lời hát. Ở đây, đồng lúa vàng chín thẳng mình nghe tiếng hót của chiền chiện khiến khung cảnh trở nên hòa hợp, thơ mộng hữu tình.

Soạn bài Con chim chiền chiện SGK 7 trang 22 - Văn Chân trời sáng tạo

Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?

Lời giải 

- Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa “chim nói” khiến chim chiền chiện trở nên sống động, gần gũi với con người và biểu hiện được suy nghĩ. Biện pháp điệp ngữ “cao – cao” gợi hình ảnh cao vút, nhấn mạnh hình ảnh chiền chiện tung cánh bay trên bầu trời mỗi lúc một xa so với tầm mắt con người. Biện pháp so sánh “tiếng hót long lanh như cành sương chói” có tác dụng gợi âm thanh bình yên, tràn đầy sức sống. Biện pháp ẩn dụ “Tiếng ngọc trong veo/Chim gieo từng chuỗi” tăng sức gợi cho câu thơ. Tiếng hót của chiền chiền như ngọc tinh khiết.

Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì?

Lời giải 

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc tác giả: “Lòng vui bối rối”, “Tưng bừng lòng ta”.

- Đó là cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, yên bình. Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một sức sống mới cho cảnh vật thiên nhiên và trong lòng tác giả.

Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Lời giải 

Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: con người và vạn vật cần có sự hòa hợp. Chúng ta cần lắng nghe, phóng tầm mắt nhìn ra thế giới xung quanh, cảm nhận những điều đẹp đẽ.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Con chim chiền chiện SGK 7 trang 21, 22 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 19/09/2022