logo

Soạn bài: Cô bé bán diêm

Tuyển tập soạn bài Cô bé bán diêm lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Cô bé bán diêm


TÓM TẮT:

Câu chuyện kể về một cô bé bán diêm mồ côi mẹ từ nhỏ trong đêm giao thừa tuyết rơi lạnh giá cố bán những bao diêm. Cả ngày nay cô bé phải đi qua nhiều con phố nhưng không bán được bao nào, cái lạnh, cái đói làm em kiệt sức. Nhưng em lại không thể quay về nhà được vì sợ bị đòn. Ngồi nép vào góc tường em rút những que diêm trong bao ra đốt để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất,lò sưởi hiện ra,que thứ hai vụt cháy em thấy đồ ăn thơm ngon,rồi que thứ ba em thấy cây thông noel rực rỡ đẹp đẽ , que cuối cùng em được gặp được người bà hiền hòa nhân hậu. Em đã quẹt hết chỗ diêm mà mình có để được nhìn thấy bà. Em ra đi nhưng trên môi em vẫn còn giữ lại nụ cười vì trong mơ em đã được gặp bà.

Soạn bài: Cô bé bán diêm lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


BỐ CỤC:

Văn bản chia làm 3 phần

- Phần 1: từ đầu đến cứng đờ ra (hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm)

- Phần 2: tiếp theo đến chầu Thượng đế ( bốn lần quẹt diêm và điều ước sâu trong lòng em)

- Phần 3: còn lại.( em bé đang thương ra đi trong sự bình thản)


Soạn bài Cô bé bán diêm 3 cách


Câu 1 (trang 68 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Hãy xác định ba phần (chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc từng phần) của bài này nếu lấy việc em bé quẹt từng que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu đế có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?

Soạn bài: Cô bé bán diêm lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Chia 3 phần như phần bố cục

- Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ:

+ Ba lần quẹt diêm đầu tiên của cô bé thấy lò sưởi,đồ chơi,thức ăn: ước muốn bình thường giản dị của cô bé được như những đứa trẻ khác.

+ Lần thứ tư quẹt diêm có bé nhìn thấy bà: khát khao của cô bé muốn được bảo vệ

+ Cô bé đốt hết chỗ diêm mình có để níu giữ hình ảnh của bà.

Soạn siêu ngắn

- Căn cứ vào từng lần quẹt diêm của cô bé bán diêm để chia phần trọng tâm thành các đoạn nhỏ.

+ Lần thứ nhất: chiếc lò sưởi xuất hiện

+ Lần thứ hai: bàn ăn thịnh soạn hiện lên

+ Lần thứ ba: cây thông nô-el rực rỡ hiện ra

+ Lần cuối cùng: người bà yêu quý của em xuất hiện

Soạn chi tiết

Có thể chia thành 3 phần như sau:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “cứng đờ ra” : Nói về hoàn cảnh của cô bé bán diêm

- Đoạn 2: Tiếp đến “Thượng đế”: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé

- Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé.

- Phần trọng tâm có thể chia thành những đoạn nhỏ dựa trên những lần quẹt diêm của em bé. Mỗi lần quẹt diêm là một đoạn nhỏ hơn.


Câu 2 (trang 68 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Trong phần đầu, nhà văn đã tạo dựng hoàn cảnh (gia đình, cuộc sống) và bối cảnh (thời gian, không gian) của em bé bán diêm như thê nào? Những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) ở đây được thế hiện ra sao và nhằm mục đích nghệ thuật cụ thể gì?

Soạn bài: Cô bé bán diêm lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Hoàn cảnh cô bé bán diêm rất đáng thương:nhà nghèo,mồ côi mẹ từ nhỏ,bà ngoại mất sớm,cô sống với người cha trên căn gác sát mái nhà,cha cô bé suốt ngày uống rượu đánh đập cô bé. Ngày giáng sinh cô bé vẫn phải đi bán. Cô bé có những ước mơ nhỏ nhoi nhưng ngoài hiện thực không có. Để rồi em ra đi trong cái lạnh của ngày tuyết rơi.

- Những hình ảnh đối lập được nhà văn sử dụng nhằm khắc họa nỗi khổ của cô bé:

+ Cô bé đã từng được sống trong ngôi nhà ấm áp với những dây thường xuân xanh biếc><gác sát mái gió lùa lạnh lẽo.

+ Những ngôi nhà xa lạ với nguồn sáng ấm áp><ngoài đường phố tối,góc tường lạnh lẽo giữa hai ngôi nhà.

+ Hương thơm từ những món ăn tỏa ra>

Mất đi mẹ và bà ngoại làm những tháng ngày của cô bé trở nên đáng thương.

Soạn siêu ngắn

- Gia cảnh của nhân vật:

+ Trước kia: khá giả, sống cùng ngoại trong ngôi nhà đẹp có bức tường xuân bao quanh

+ Hiện tại: bị tiêu sản, ngoại mất, mồ côi mẹ, nhà nghèo, sống trong xó xỉnh tối tăm, ngày ngày phải đi bán diêm kiếm sống, sống cùng người cha tệ bạc, hay chửi mắng, đập đánh em.

- Thời gian xảy ra câu chuyện: Vào đêm giao thừa

- Không gian: trên con đường tối tăm, em đi trong bóng tối khi mà những ngôi nhà trong phố đều sáng rực những ánh điện, sực những mùi ngỗng quay,

- Những hình ảnh tương phản:

+ Ngôi nhà xinh xắn >< xó tối tăm

+ Ánh đèn rực rỡ >< bóng tối

+ Bụng đói >< nực mùi ngỗng quay

+ Sự ấm áp cùng bà >< tiếng chửi rủa của bố

Soạn chi tiết

a. Hoàn cảnh:

- Bà nội và mẹ đã qua đời

- Sống với bố khó tính – hay chửi mắng

- Nhà nghèo, nơi tối tăm

- Phải đi bán diêm để kiếm sống

=> Em bé thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Em phải chịu cảnh sống thiệt thòi hơn so với bạn bè cùng trang lứa

b. Bối cảnh của truyện:

- Thời gian: vào đêm giao thừa

- Không gian: Rét buốt dữ dội, tuyết rơi đầy trời. Em bé một mình cô đơn, đói rét, lang thang trên đường để mong bán được một bao diêm hay có ai bố thí cho một chút. Mọi người thì đều thờ ơ với em -> Hoàn cảnh của em hoàn toàn không nơi nương tựa.

c. Các hình ảnh tương phản:

- Em bé đi bán diêm  vào đêm giao thừa >< mọi người chuẩn bị đón tết

- Ngoài trời lạnh buốt, tối tăm >< cửa sổ mọi nhà rực đền

- Em bé bụng đói, rét buốt, cả ngày chưa được ăn uống gì >< cảnh đón giao thừa ấm áp, tưng bừng “sực nức mùi ngỗng quay”.

- Sự hờ hững của khách hàng qua đường >< em bé cố kiếm người mua

=> Gợi tình cảnh đáng thương của em bé, nhắc nhở tới sự vô tâm của con người.


Câu 3 (rang Ngữ Văn 8 Tập 1)

Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra lần lượt có hợp lí không? Vì sao? Trong các mộng tưởng ấy, diều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là tưởng tượng?

Soạn bài: Cô bé bán diêm lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Mộng tưởng của cô bé bán diêm diễn ra theo trình tự hợp lý:

+ Đầu tiên trong sự lạnh lẽo của những bông tuyết cô ước có cái lò sưởi để được cảm nhận sự ấm áp.

+ Có được sự ấm áp, cô bé thấy đói, vì cô đã nhịn rất lâu rồi.

+ Bàn thức ăn biến mất làm cô nhớ đến sự đẹp đẽ đêm giáng sinh là cả nhà được quây quần bên cây thông noel.

+ Cô gặp được người bà hiền hậu, mà mỉm cười với cô.

+ Cảnh hai bà cháu nắm chặt tay nhau bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn.

- Mộng tưởng gắn với thực tế: là sự ấm áp của lò sưởi, món ngỗng quay thơm ngon, cây thông được trang trí đẹp đẽ.

- Mộng tưởng thuần túy là gặp được người bà thân thương.

Những mộng tưởng của cô bé bán diêm là những mộng tưởng chung của tất cả những đứa trẻ đồng cảnh ngộ thời bấy giờ khao khát cuộc sống ấm no hạnh phúc bên gia đình.

Soạn siêu ngắn

Ba lần mộng tưởng đầu tiên đều gắn với thực tế

Lần cuối cùng em được gặp bà là mộng tưởng.

Soạn chi tiết

Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lý:

- Lần 1: Vì trời rét

- Lần 2: Vì bụng đói

- Lần 3: Đó đó là đêm giao thừa

- Lần 4: Trong giờ phút hạnh phúc đó bà đã hiện về đêm đến cho em tình yêu thương thuở nào.

- Lần 5: Em muốn níu bà lại, muốn đi với bà …

=> Những mộng tưởng không cao xa, nó vô cùng giản dị,là nhu cầu cần thiết, tối thiểu của mỗi con người bình thường.

- Các mộng tưởng lò sưởi, bàn ăn, cây thông noel gắn liền với thực tế em bé đang rất cần. Còn hình ảnh con ngỗng quay bay ra khỏi đĩa và hình ảnh 2 bà cháu nắm tay nhau bay lên trời thì thuần túy là mộng tưởng. Mong ước hạnh phúc chính đáng đối với thân phận bất hạnh của em.


Câu 4 (trang 68 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Hãy phát biếu những cảm nghĩ của mình về truyện "Cô bé bán diêm" (trích), nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.

Soạn bài: Cô bé bán diêm lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Cảm nghĩ về cô bé bán diêm: một cô bé nhỏ đáng thương. Ở cái tuổi đáng ra nhận được sự yêu thương chăm sóc từ gia đình nhưng phải bươn chải kiếm tiền qua ngày cho người cha, lại còn hay bị ông ta la mắng, đánh đập. Cô bé luôn mơ ước có được cuộc sống no ấm,sum vầy bên gia đình,muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em. Cô bé ra đi, để lại cho mọi người sự bàng hòng và thức tỉnh.

- Cảm nghĩ về đoạn kết: Hình ảnh cô bé bán diêm ra đi dưới cái lạnh trogn đêm tuyết rơi nhưng nụ cười vẫn đọng trên môi- đó là hình ảnh tác giả tưởng tượng đưa vào câu chuyện giúp giảm bớt sự đau thương. Cái chế có lẽ là một sự giải thoát cho em, tác giả miêu tả cảnh hai bà cháu nắm tay nhau bay về trời. Một cái kết mang màu sắc cổ tích mặc dù bi thương nhưng vẫn có gì đó thật đẹp đẽ. Hi vọng em sẽ tìm được hạnh phúc ấm áp ở nơi xa.

Soạn siêu ngắn

Em bé bán diêm đã chết, em chết vì đói rét. Cái chết của em được miêu tả nhẹ nhàng, thanh thản, đó là cái chết của một con người toại nguyện “đôi má hồng và đôi môi mỉm cười” bởi em đã được về với bà ở một thế giới khác không còn buồn đau và đói rét. Em thật tội nghiệp, người đời đối xử với em tệ quá, bà và mẹ là người thương em nhưng đều đã mất,. Người cha đối xử với em thiếu tình thương, khách qua đường chẳng đoái hoài đến em, những người nhìn thi thể em vào ngày mùng một cũng lạnh lùng như thế.

Soạn chi tiết

 Đọc truyện Cô bé bán diêm em cảm thấy buồn và xót xa cho số phận của một cô bé đầy trái ngang. Vốn là một đứa trẻ được sống trong sự ấm êm, yêu thương nhưng rồi cuộc đời đã đưa đẩy em vào cảnh phải bán từng bao diêm kiếm sống. Không may mắn được phúc phần yêu thương từ bố mẹ, em còn chịu sự vô tâm từ những người qua đường. Họ đều thấy em, nhưng không ai động lòng mà trao cho em chiếc áo, đưa em chiếc bánh đỡ đói, mua giùm em bao diêm,....Cuối cùng, em đã chết vì lạnh, vì đói, vì rét và chết bởi cả sự ích kỷ của con người. Cái chết ấy như một sự giải thoát cho em khỏi cuộc đời vô vàn những khổ cực, đớn đau mà chính em phải gặm nhấm, gánh chịu từng ngày. Câu chuyện bồi đắp cho tâm hồn em sự yêu thương, cảm thông với những người sinh ra không may mắn, em hiểu và trân trọng hơn giá trị của tình người trong cuộc đời.

**Đoạn kết câu chuyện nói về cái chết của em bé bán diêm. Khi chết, trên khuôn mặt em đôi môi vẫn mỉm cười, đôi má em ửng hồng như một sự mãn nguyện của cô bé khi được đến bên người bà yêu quý. Qua từng lời văn, ta thấy được sự xót xa, thương cảm của nhà văn trước nỗi bất hạnh của cô bé.


Nội dung chính bài Cô bé bán diêm

Tác phẩm cho thấy sự đồng cảm của tác giả đối với những số phận đáng thương trong xã hội.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Cô bé bán diêm bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác