logo

Soạn bài: Chữ người tử tù (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Chữ người tử tù siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.


Soạn bài: Chữ người tử tù - Bản 1


Bố cục

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại.

- Phần 2 (tiếp theo đến thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ.


Nội dung chính

- Chữ người tử tù khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao, một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.

- Nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

Câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tình huống truyện độc đáo:

- Tình huống: Cuộc kì ngộ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.

- Tác dụng:

+ Làm nổi bật kịch tính của truyện và tính cách của các nhân vật: các nhân vật là tri kỉ trên phương diện văn hóa cái đẹp nhưng lại là thù địch trên phương diện xã hội.

+ Làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao:

- Là người nghệ sĩ thư pháp tài năng.

- Khí phách anh hùng, coi thường cường quyền và vật chất.

- Thiên lương trong sáng, tốt đẹp.

- Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp:

+ Tiếp cận con người dưới góc độ tài hoa nghệ sĩ.

+ Người có cái đẹp là người tài năng và có thiên lương trong sáng.

+ Cái đẹp có khả năng thanh lọc cuộc sống, cảm hóa cái xấu, cái ác.

+ Cái đẹp có thể sinh ra từ nơi cái xấu ngự trị, nhưng cái đẹp không thể tồn tại chung cùng cái xấu, cái ác.

Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nhân vật quản ngục:

- Quản ngục cũng là một người có thiên lương.

- Biết yêu quý và trân trọng cái đẹp, biết cúi đầu trước cái đẹp.

- Sống giữa cảnh ngục tù đầy xấu xa, quản ngục vẫn giữ được thiên lương

=> Đó là điều đáng trân trọng giữa môi trường tù ngục đầy rẫy tàn nhẫn, lừa lọc, ti tiện.

Câu 4 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì:

- Việc cho chữ là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật.

- Không gian: buồng giam chật hẹp, tối tăm, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián: cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, thiên lương tỏa sáng ngay nơi cái ác ngự trị.

- Thời gian: trước khi Huấn Cao bị hành quyết.

- Người cho chữ: tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng

- Người xin chữ: quản ngục - người có quyền cao nhất trong nhà tù

- Người nghệ sĩ: say mê tô từng nét chữ là một tử tù trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng và chỉ sớm mai sẽ bị hành quyết. 

- Ngục quan: vái lạy tù nhân.

=> Sự đảo ngược ví thế

Câu 5 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm:

- Bút pháp xây dựng nhân vật: lí tưởng hóa, cảm hứng lãng mạn, nhân vật luôn là những con người đặc biệt, tài hoa nghệ sĩ.

- Nghệ thuật dựng người, dựng cảnh điêu luyện.

- Nghệ thuật đối lập.

- Ngôn ngữ góc cạnh, gợi cảm và giàu chất tạo hình.

- Gợi không khí cổ kính, trang nghiêm và màu sắc bi tráng.


Luyện tập

Câu hỏi (trang 115 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

 Huấn Cao trong Chữ người tử tù được thế hiện ở ba phẩm chất:

 - Huấn Cao là một con người tài hoa siêu việt, đầy uy lực. Ông có tài viết chữ, chữ ông "đẹp và vuông lắm". Nó nức tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Nó khiến cho viên quản ngục say mê đến mê muội, ngày đêm mong có được chữ của ông để treo trong nhà.

- Khí phách hiên ngang, bất khuất, Huấn Cao là một trang anh hùng. Huấn Cao là một kẻ "đại nghịch" đã đành, ngay cá khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ở ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện thái độ không quỵ luỵ trước cường quyển và tù ngục.

 - Huấn Cao còn là một người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời gan ruột chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả.

Tóm tắt

     Truyện được dựng trên một tình huống oái ăm, đầy kịch tính xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thầy thơ lại. Quản ngục và thầy thơ lại lại rất yêu cái đẹp, trọng cái tài. Khi nghe tin Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp mà cả đời quản ngục ngưỡng mộ nhưng cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã bao lần “bẻ khoá vượt ngục”, sẽ được đưa đến nhà lao chờ ngày lĩnh án, viên quản ngục mong muốn xin chữ. Quản ngục chờ đợi trong những trăn trở suy nghĩ. Ông Huấn Cao được đưa đến nhà lao. Ông xuất hiện trong tư thế hiên ngang. Nhà tù đón tù nhân rất nhã nhặn, khác những lần trước. Quản Ngục bất chấp phép nước đối xử rất tận tình, chu đáo và đặc biệt với Huấn Cao  ngay cả khi Huấn Cao tỏ ra lạnh lùng. Sự kiên trì, chờ đợi, hi vọng được gặp và cậy nhờ xin chữ Huấn Cao của Quản Ngục cứ khắc khoải nặng nề một ngày dài tựa thiên thu. Viên thơ lại giúp ông bày tỏ nỗi lòng với Huấn Cao. Huấn Cao thực sự xúc động trước “sở thích cao quý” của quản ngục, “cảm cái tấm ”lòng biệt nhỡn liên tài” mà chủ động cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong căn phòng giam chật hẹp, ẩm thấp được Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thành một “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.


Soạn bài: Chữ người tử tù - Bản 2


Tóm tắt

Chữ người tử tù kể lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa người tử tù Huấn Cao và quản ngục cùng cảnh Huấn Cao cho chữ vị quản ngục trong khung cảnh ngục tù.


Bố cục

Phần 1 (từ đầu đến “xem sao rồi sẽ liệu”): Tâm trạng, suy tư của quản ngục khi hay tin nhà lao sẽ tiếp nhận tử tù Huấn Cao.

Phần 2 (tiếp theo đến “thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng tốt ở trong thiên hạ): Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục khi biết được tấm lòng thiên lương của ông.

Phần 3 (đoạn còn lại): Cảnh Huấn Cao cho chữ và lời khuyên bảo của ông với quản ngục.

Câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Tình huống truyện: Cuộc kì ngộ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.

   + Tác dụng: đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặc biệt, tình huống đã để cho nhân vật dần dần tự bộc lộ tính cách, phẩm chất, tính cách nhân vật theo diễn biến của tình huống mà được khai thác, đưa đến nhiều bất ngờ cho người đọc.

Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao:

   + Huấn Cao là người anh hùng hiên ngang, khí phách: chi tiết dỗ gông, thái độ của Huấn Cao với quản ngục, nha lại trong những ngày đầu, Huấn Cao đối diện với án tử.

   + Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa thực thụ: tài viết chữ, cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục.

   + Huấn Cao có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả: sự thay đổi thái độ với quản ngục, quyết định cho chữ, lời khuyên dành cho quản ngục.

⇒ Quan niệm của Nguyễn Tuân: cái đẹp phải là cái đẹp đặc tuyển, trác tuyệt, cái đẹp phi thường có khả năng hướng con người đến với thiên lương.

Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nhân vật quản ngục:

   + Có học thức, biết quý trọng chữ: tâm sự của quản ngục khi nghe tin Huấn Cao bị giải đến nhà lao.

   + Biệt nhỡn liên tài (quý trọng người tài giỏi): thành tâm muốn xin chữ Huấn Cao, thái độ trong khi Huấn Cao cho chữ.

Câu 4 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

   + Không gian: ngục tù chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu và tăm tối, ánh sáng bó đuốc chiếu rọi.

   + Thời gian: buổi đêm trước hôm Huấn Cao ra pháp trường.

   + Sự vật: tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ.

   + Người cho chữ: là tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng tỏa ra khí chất của người nghệ sĩ, một bậc trượng phu thực thụ.

   + Người xin chữ: là quản ngục, có địa vị cao hơn nhưng khúm núm, trân trọng, xúc động.

   + Người chứng kiến: run run bưng chậu mực.

⇒ Sự lạ lùng, trái khoáy, xưa nay chưa từng xảy ra, có sự đảo ngược vị thế.

⇒ Vẻ đẹp, phẩm chất của Huấn Cao, sức mạnh của nghệ thuật chân chính đã vượt lên trên thực tại xã hội tầm thường, tù túng để thăng hoa, tỏa sáng.

Câu 5 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Bút pháp xây dựng nhân vật: lí tưởng hóa, cảm hứng lãng mạn, nhân vật luôn là những con người đặc biệt, tài hoa nghệ sĩ, trác tuyệt.

   + Miêu tả cảnh vật: thủ pháp tương phản đối lập.

   + Ngôn ngữ: giàu tính tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt.


Luyện tập

Câu hỏi (trang 115 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Cảm nghĩ về nhân vật Huấn Cao:

   + Trước hết, Huấn Cao là người anh hùng hiên ngang, khí phách: không run sợ trước quyền lực, không run sợ trước cái chết, theo đuổi hoài bão, chí lớn.

   + Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa thực thụ: có tài viết chữ đẹp, xem chữ như chính con người mình, cảnh cho chữ viên quản ngục.

   + Huấn Cao có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả: cho chữ quản ngục vì nhận ra ở ông một tấm lòng tốt đẹp, đưa ra cho quản ngục lời khuyên.

Ý nghĩa

Truyện ngắn đã khắc họa thành công hình tượng con người tài hoa Huấn Cao với tâm hồn cao thượng, khí phách hiên ngang, bất khuất. Truyện ngắn khẳng định sự bất tử của cái đẹp, đồng thời cũng thể hiện quan niệm về cái đẹp của nhà văn, bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.

Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.


Soạn bài: Chữ người tử tù - Bản 3


Bố cục

3 phần

Phần 1 (từ đầu đến “rồi sẽ liệu”): Tâm tư của quản ngục khi biết Huấn Cao sẽ bị áp giải đến

Phần 2 (tiếp theo đến “trong thiên hạ”): Sự biệt đãi Huấn Cao của viên quản ngục và thái độ của Huấn Cao

Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ


Nội dung bài học

Truyện ngắn khác họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, một con người tài hoa, khí phách và thiên lương, qua đó, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ lòng yêu nước kín đáo


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong chốn ngục tù

+ Tác dụng: thúc đẩy cốt truyện phát triển, giúp nhân vật bộc lộ tính cách

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao:

+ Một người nghệ sĩ tài hoa : có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.

+ Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất

+ Một nhân cách, một thiên lương cao cả: Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

- Quan niệm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Nhân vật quản ngục có:

- Tấm lòng biệt nhỡn liên tài

- Sự khát khao và trân trọng cái đẹp

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

• Phân tích cảnh cho chữ:

- Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”

- Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn

- Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt...

• Đây là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" vì:

+ Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:

+ Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau

Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Bút pháp xây dựng nhân vật: lãng mạn lí tưởng hóa, miêu tả nhân vật giàu sức tạo hình

+ Bút pháp miêu tả cảnh vật: tương phản đối lập

+ Ngôn ngữ: giàu tính tạo hình, trang trọng, từ Hán Việt.


Luyện tập

Câu hỏi (trang 115 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Cảm nghĩ về nhân vật Huấn Cao trên 3 luận điểm chính sau:

+ Một người nghệ sĩ tài hoa

+ Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất

+ Một nhân cách, một thiên lương cao cả

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác