logo

Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng

Tuyển tập soạn bài Chiếc lá cuối cùng lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng

TÓM TẮT:

Truyện ngắn kẻ về hai cô bạn họa sĩ -một người tên Xiu,một người tên Giôn-xi.Giôn-xi không may mắc bệnh viêm phổi,cô tuyệt vọng không muốn chữa trị,không muốn sống tiếp. Có một cây thường xuân mọc trước của sổ phòng Giôn-xi. Suy nghĩ từ bỏ cuộc sống luôn theo cô, cô nghĩ khi chiếc lá cuối cùng rụng mình cũng sẽ ra đi theo. Một người họa sĩ già sống cùng khu nhà với hai người là cụ Bơ-men đã làm một điều kì diệu là vẽ lại một chiếc lá thường xuân trong đêm mưa gió. Sau khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng đó không rụng cô quyết tâm vực lại mình và cô đã khỏi bệnh.Cụ Bơ-men sau đó đã mất vì sưng phổi khi sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi.

BỐ CỤC:

- Phần 1 (từ đầu…Hà Lan): Cảnh Giôn xi nằm trên giường bệnh chờ đợi cái chết

- Phần 2 (tiếp…vịnh Naplơ): Giôn-xi vượt qua cái chết

- Phần 3 (còn lại): Chiếc lá diệu kỳ

Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Soạn bài Chiếc lá cuối cùng 3 cách


Câu 1 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-mem đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.

Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

- Những chi tiết nói lên tình yêu thương của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi:

+ Biết tin Giôn-xi ốm nhưng buông xuôi việc chữa bệnh, cụ đã “ vội vã” tới thăm-> cụ Bơ-men vội vã tới thăm Giôn-xi,lo lắng cho cô.

+ Người họa sĩ già âm thầm vẽ lên tác phẩm để đời của mình trong một đêm mưa gió để cứu một người trẻ tuổi-> sự hi sinh của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi và tình yêu thương của cụ.

- Mặc dù không trực tiếp nói lên việc cụ Bơ-men là người vẽ chiếc lá cuối cùng nhưngnhiều sự việc lại gián tiếp cho chúng ta biết sự thật đó. Việc này là một chi tiết thú vị để người đọc ngẫm nghĩ và tự tìm ra đáp án.

- Hình ảnh chiếc lá thường xuân cuối cùng trở thành một kiệt tác vì nó là động lực giúp Giôn-xi chiến thắng bệnh tật,lay động sức sống của con người,đánh đổi lại điều đó là sự hi sinh cả mạng sống của cụ Bơ-men.

Soạn siêu ngắn

- Cụ Bơ- men cùng Xiu sợ sệt nhìn  ra ngoài cửa sổ trên cây thường xuân-> tấm lòng yêu thương và lo lắng của cụ Bơ –men dành cho cô gái trên giường bệnh.

Lặng lẽ vẽ chiếc lá kiệt tác trong âm thầm mà chẳng ai biết đến ý định đó-> cao thượng, chấp nhận  hy sinh vì người khác.

- Nhà văn đã không lựa chọn việc kể sự việc kẽ chiếc lá một cách cụ thể nhằm gây bất ngờ cho cả nhân vật và người đọc, làm cho câu chuyện thêm phần hứng thú và hấp dẫn cũng như khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của cụ Bơ – men.

Soạn chi tiết

- Cụ Bơ –men là một họa sĩ nghèo, 40 năm mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền.

- Tuy không nói nhưng hẳn cụ đang nung nấu ý định vẽ tranh lá để cứu Giôn – xi từ lúc ấy. Cụ đã từng coi mình “là con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai họa sĩ trẻ”.

- Tác giả không trực tiếp tả cảnh cụ Bơ men vẽ tranh. Cho đến khi Giôn – xi thoát khỏi cái chết, thì chúng ta mới biết được việc mà cụ Bơ men đã làm.

- Giữa đêm lạnh giá, gió bấc ào ào, mưa đạp mạnh vào cửa sổ, một mình cụ bắc thang trèo lên tường, cầm đèn bão, mang đầy đủ bút lông và bảng pha màu để sáng tác tác phẩm của mình.

⇒ Dũng cảm, cao thượng, quên mình vì người khác, cuối cùng cụ đã bị viêm phổi nặng và chết vị bị sưng phổi.


Câu 2 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tìm những bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-mem cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hấp dẫn không? Vì sao?

Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

- Khi cụ Bơ men và Xiu lên thăm Giôn xi, hai người nhìn nhau chẳng nói năng gì

- Buổi sáng hôm sau khi Giôn xi yêu cầu Xiu kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản và khi nhìn thấy chiếc lá Xiu đã thốt lên “Ô kìa”

- Nếu Xiu biết được ý định của cụ Bơ men thì có lẽ câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn nữa. Vì nếu Xiu biết được kế hoạch có lẽ Xiu sẽ là đòi làm thay cụ Bơ men vì Xiu vô cùng yêu thương, lo lắng cho Giôn xi, nếu biết được kế hoạch thì sẽ không tạo được bất ngờ cho Giôn xi, không tạo được động lực mạnh mẽ cho cô khỏi bệnh. Và người đọc sẽ không thấy được tấm lòng của Xiu đối với Giôn xi.

Soạn siêu ngắn

- Xiu không hề biết ý định của cụ Bơ –men, vì:

+ Hai người trước đó đã chẳng hề nói năng gì, cụ Bơ – men chỉ lặng lẽ làm mẫu cho Xiu vẽ

+ Khi Giôn – xi bảo kéo tấm mành lên thì Xiu làm việc đó một cách đầy chán nản

+ Xiu cũng thật bất ngờ khi nhìn thấy chiếc lá vẫn còn đó sau đêm mưa gió bão bùng

+ Xiu biết tin cụ Bơ – men bị ốm qua lời bác sĩ

- Nếu Xiu biết trước thì câu chuyện sẽ kém đi sự bất ngờ và hấp dẫn hơn cũng như ta không thể thấy được tình cảm sâu sắc của hai người bạn dành cho nhau như vậy.

Soạn chi tiết

- Bằng chứng thể hiện Xiu không được cụ Bơ-men cho biết về việc cụ vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống:

+ Trước đó,hai người không nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho Xiu vẽ.

+ Vẫn như mọi khi Giôn-xi đòi kéo chiếc mành lên, Xiu dường như sợ sệt điều gì, chán nản kéo nó lên.

+ Ánh mắt ngạc nhiên và vui mừng giống hệt như Giôn-xi khi nhìn thấy chiếc lá vẫn còn nguyên vẹn ỏ đó.

+ Mải lo cho Giôn-xi, dường như Xiu đã quên cụ Bơ-men, tận đến khi được thông báo cô mới biết cụ Bơ-men ốm.

- Nếu Xiu biết trước việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá thì câu chuyện không còn hấp dẫn nữa.Vì như vậy sẽ không tạo được sự bất ngờ cho câu chuyện.Điều đó cũng giúp người đọc thấy được tình yêu thương mà cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi.


Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi hộp của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

- Tâm trạng nhân vật Giôn-xi vô cùng yếu đuổi và tuyệt vọng khi quyết định chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời,cô bỏ mặc bản thân,thờ ơ với sự quan tâm chăm sóc của Xiu.

- Phản ứng sau hai lần kéo mành: lần thứ nhất Xiu lo lắng,Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống.Lần thứ hai thì cả Giôn-xi và Xiu đều ngạc nhiên khi chiếc lá vẫn còn trên cây.

- Nguyên nhân về sự hồi sinh của Giôn-xi: bởi cô đã thấy được sức sống mạnh mẽ sau đêm mưa bão của chiếc lá thường xuân,cô cũng không muốn phụ tấm lòng của cụ Bơ-men và Xiu.

- Kết thúc truyện tác giả không để Giôn-xi lên tiếng hay có biến đổi tâm lí nào khác vì tác giả muốn để cái kết mở cho người đọc dễ hình dung ra phản ứng của Giôn-xi và niềm tin vào cuộc sống,sự hi sinh,tình yêu thương,...vẫn còn mãi.

Soạn siêu ngắn

- Giôn-xi là cô gái không may bị bệnh nặng, với cô lúc đó xem chiếc lá như số phận mình, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành cũng là lúc cô không còn nữa.

Sau trận mưa tuyết, chiếc lá vẫn còn đó, sự gan góc và can trường của chiếc lá đã thúc đẩy cô, khiến cô hồi sinh và yêu cuộc sống, tin tưởng hơn vào cuộc sống.

- Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không có hành động hay phản ứng gì từ cô bạn Giôn – xi nhằm làm cho câu chuyện thêm phần dư âm, người đọc có thêm những suy nghĩ, dự đoán về cảm xúc của nhân vật.

Soạn chi tiết

- Giôn xi mang tâm trạng của một người bệnh, khi thường hay ám ảnh về một điều gì đó, cho nên khi biết Giôn xi đặt sự sống của mình vào chiếc lá mong manh giữa bão tuyết, khiến người đọc không khỏi lo lắng. Hai lần kéo mành lên 2 lần đều khiến người đọc lo lắng. Việc tác giả không kể đến hành động của cụ Bơ men trước đó lại càng đẩy mạnh tâm trạng hồi hộp, lo lắng của người đọc.

- Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự hồi sinh của Giôn xi: Chính là sức sống mãnh liệt của chiếc lá mỏng manh giữa bão tuyết khắc nghiệt đã động đến Giôn xi, chắc hẳn cô cảm thấy mình thật yếu đuối và không có ý chí cố gắng. Từ đó thúc đẩy chính ý chí của cô khiến cô thức tỉnh, mạnh mẽ chống lại bệnh tật. Chính cô đã tự chữa bệnh cho mình nhờ chiếc lá, bằng sự trao đổi tinh thần, tâm trạng của bản thân.

- Tác giả không để Giôn xi nói gì thêm vì muốn người đọc tưởng tượng và tự cảm nhận cảm xúc của Giôn xi, như một kết cục mở, tạo ấn tượng cho bạn đọc.


Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, qua đoạn trích này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ, đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc.

Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

- Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược: Ban đầu,Giôn-xia mắc bệnh tuyệt vọng chờ chết,cụ Bơ-men vẫn khỏe mạnh.Cuối câu chuyện là Giôn-xi hồi sinh,khỏi bệnh còn cụ Bơ-men thì chết sau khi dầm mưa gió suốt đêm.

- Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện có tác dụng tạo sự bất ngờ, tạo sự hấp dẫn với người đọc. Để rồi chúng ta có những suy ngẫm, nghệ thuật chân chính chứa một sức mạnh phi thường.  Người đọc có thể cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ.

Soạn siêu ngắn

Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống:

- Giôn-xi là người bị ốm, trong tâm trạng đầy tuyệt vọng ngỡ như cái chết gần kề thì bỗng vui trở lại và dần khoẻ mạnh-> tình huống đảo ngược lần 1

- Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh bỗng bất ngờ bị ốm rồi ra đi mãi mãi-> tình huống đảo ngược lần 2

Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện góp phần gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc khi thưởng thức tác phẩm

Soạn chi tiết

- Đảo ngược tình huống truyện: Giôn xi bị bệnh tiến dần đến cái chết nhưng lại không chết. Còn cụ Bơ men khỏe mạnh nhưng lại bị mắc viêm phổi mà chết. Cốt truyện được dàn dựng chu đáo, tạo các tình tiết bất ngờ, đảo ngược tình huống gây hứng thú cho người đọc.


Nội dung chính bài Chiếc lá cuối cùng

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Chiếc lá cuối cùng bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác