logo

Soạn bài: Chí Phèo - Phần 1. Tác giả Nam Cao (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 11 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Chí Phèo - Phần 1. Tác giả Nam Cao ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Khái quát tác phẩm Chí Phèo - Phần 1. Tác giả Nam Cao

Soạn bài Chí Phèo - Phần 1. Tác giả Nam Cao ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Chí Phèo - Phần 1. Tác giả Nam Cao


Câu 1

Nam Cao trải qua một cuộc sống khá khó khăn: hoàn cảnh gia đình nghèo khó, trước cách mạng ông đi làm nhiều nơi, sống vất vưởng, chính vì thế ông thấu hiểu được sự khó khăn, vất vả của con người. Hơn nữ, bản thân ông tuy là người ít nói nhưng đời sống nột tâm phong phú, lại là con người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thường, có sự gắn bó sâu sắc với quê hương và những người dân nghèo khổ. Có lẽ vì thế mà tác phẩm của ông hướng đến cuộc đời của người dân, gắn với đời sống của nhân dân lao động với giá trị nhân đạo sâu sắc.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông vừa viết văn vừa tham gia cách mạng và cũng bắt đầu từ đây, các tác phẩm của ông chuyển hướng sang đề tài Cahs Mạng.


Câu 2

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thay đổi theo hai giai đoạn chính: trước và sau Cách mạng tháng Tám.

- Trước cách mạng tháng Tám, các tác phẩm của ông bám sát vào đời sống, cuộc đời của người dân lao động. Có trái tim nhân đạo, đôi mắt tình thương là quan niệm của ông về những phẩm chất nhà văn phải có, ông cho rằng tác phẩm hay là tác phẩm chứ giá trị nhân đạo sâu sắc. Với ông, phải có sự tìm tòi, nghiên cứ khi viết văn, mỗi người cầm bút phải tìm được lối đi riêng dựa trên lương tâm và  nghiêm túc, công phu trong việc lao động nghệ thuật.

- Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao nêu ra sứ mệnh phục vụ chiến đấu cách mạng của nhà văn. Sự thay đổi này tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp của T Hữu.

Có thể nói, Nam Cao có những cái nhìn rất sâu sắc và thực tế về nghệ thuật.


Câu 3

Đối tượng của Nam cao khi viết về những người trí thức nghèo là những “giáo khổ trường tư”, những nhà văn nghèo, những viên chức nhỏ. Ông tập trung vào miêu tả cuộc sống khó khăn, dù cho họ là những con người có tài, có lý tưởng, ý thức sâu sắc về giá trị sống và nhân phẩm, nhưng lại bị đè nặng bởi nỗi lo cơm áo, gạo tiền, rồi sống cuộc sống lay lắt qua ngày, “sống mòn” với thời gian. Qua đó, nhà văn phê phán xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo, đồng thời thể hiện niềm khát khao mãnh liệt về cuộc sống sâu sắc, có ích và có ý nghĩa hơn.

Còn khi viết về người nông dân, Nam Cao xây dựng nên bức chân dung về cuộc sống nghèo đói, xơ xác những năm 1940-1945. Con người xuất hiện trong tác phẩm của ông là những người khốn khó, thấp cổ bé họng, tuy hiền lành nhưng lại phải chịu nhiều áp bức bất công. Trong văn Nam Cao, những con người ấy, người đi vào đường cùng, người lại bị xã hội tha hóa. Những nhân vật đó của ông đã khắc họa rõ nét xã hội tàn bạo phá hủy nhân cách con người, đẩy người ta đến đường cùng, đem đến sức tố cáo cao. Tuy nhiên, nhà thơ viết văn không phải để phê phán người nông ngân, mà trong cái nghịch cảnh và sự tha hóa đó, nội tâm và những phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân đó nổi bật lên, nó vừa thể hiện sự đồng cảm, vừa có sức tố cáo mạnh hơn.


Câu 4 

Phong cách chính của Nam Cao là lối viết luôn hướng đến con người. Ông có tài năng trong việc miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật, khai thác những nét nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng, từ đó khai mở ra những mặt chưa từng thấy trong phẩm chất của con người, đồng thời tố cao sâu sắc xã hội đương thời, đưa ra những vấn đề xã hội, những triết lý sâu sắc.

Ngòi bút của ông sắc sảo, lạnh lùng nhưng cũng đầy tình cảm, ưu thương phác họa sâu sắc cách nhìn nhận về cuộc sống. Có thể nói ông là nhà văn đi đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác