logo

Soạn bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


I. TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC


Câu 1. Đọc bài văn


Câu 2. Trả lời câu hỏi

a. Bài văn viết về bài ca dao nào

Bài ca dao được đề cập đến trong bài văn là “Đêm qua ra đứng bờ ao”

“Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”

b. Các yếu tố được sử dụng trong bài thơ

- Tưởng tượng: bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, …

- Liên tưởng và tưởng tượng: tác giả liên tưởng đến một người quen của mình

- Hồi tưởng và tưởng tượng: Tiếng gió khuya vu vu. Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia,…

- Liên tưởng và suy ngẫm: Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy … cả sao khuya.


II. LUYỆN TẬP


Câu 1. Phát biểu cảm nghĩ

a. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”

* Mở bài:

Giới thiệu về tác giả

Giới thiệu về tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, nội dung chính,…)

Cảm xúc chung của em khi đọc bài thơ đó

* Thân bài:

- Cảm xúc về nội dung của tác phẩm

+ Khung cảnh nhà thơ ngắm trăng: cảm xúc của em trước khung cảnh thiên nhiên ấy (xúc động, say mê, …)

+ Những suy tư của em trước cảm xúc tha thiết trước thiên nhiên và tình yêu quê hương mãnh liệt của nhà thơ

- Cảm xúc về nghệ thuật của tác phẩm

+ Giọng điệu, phép điệp, đối

+ Cách sử dụng hình ảnh ánh trăng,…

* Kết bài

- Bài thơ thể hiện những gì

+ Tình cảm gắn bó với thiên nhiên, yêu thiên nhiên thiết tha

+ Nỗi nhớ và sự gắn bó từ tâm khảm của quê hương

+ Tâm hồn tinh tế của nhà thơ

- Qua đó em có những gì rút ra được cho mình.

b. Bài thơ “Cảnh khuya”

* Mở bài

Giới thiệu tác giả

Giới thiệu tác phẩm

Những cảm xúc chung của em khi đọc bài thơ

* Thân bài

- Cảm xúc của em khi biết được hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ. Qua hoàn cảnh sáng tác đó, em có những ấn tượng gì về tinh thần và phong thái của nhà thơ Hồ Chí Minh

- Cảm xúc của em về nội dung của bài thơ

+ Cảm nhận của em về khung cảnh núi rừng lúc về đêm dưới ngòi bút tái hiện của nhà thơ

+ Cảm nhận của em về trái tim lo lắng cho nước cho dân của Bác

- Cảm xúc của em trước những nét đẹp nghệ thuật trong bài thơ

+ Nét tinh tế trong cách xây dựng hình ảnh như tiếng suối, trăng, cổ thụ

+ Nét đẹp trong nhịp thơ, thủ pháp đối, cách ngắt nhịp,…

* Kết bài

Khẳng định lại cảm xúc của em về bài thơ, về tài năng nghệ thuật và những rung cảm của nhà thơ

c. Bài thơ “Rằm tháng giêng”

* Mở bài

Giới thiệu về tác giả

Giới thiệu về tác phẩm

Cảm xúc chung của em khi đọc bài thơ

* Thân bài

- Cảm xúc của em về nội dung bài thơ

+ Cảm xúc trước bức tranh thiên nhiên trong độ vào xuân (sông xuân, trăng xuân,…)

+ Cảm xúc trước phong thái và tấm lòng lo nghĩ cho dân cho nước của nhà thơ

- Cảm xúc của em về giá trị nghệ thuật của bài thơ: Cảm xúc trước hình ảnh ánh trăng, các thủ pháp điệp, …

* Kết bài

Lý giải tại sao em lại có những cảm xúc đó (ví dụ: dựa vào hoàn cảnh sáng tác, dựa vào những hiểu biết của em về phong cách thơ Hồ Chí Minh)


Câu 2. Dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”

* Mở bài

Giới thiệu về tác giả

Giới thiệu về tác phẩm

Cảm xúc chung của em khi đọc bài thơ

* Thân bài

Xúc cảm của em khi biết được hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Ví dụ: Quê hương luôn là miền đất chứa nhiều nỗi nhớ và khắc khoải của mỗi người. Đặc biệt là những người suốt một đời phiêu bạt xa quê. Chính hoàn cảnh đó khiến cho những tâm trạng buổi thăm quê sau bao năm xa cách của nhà thơ thêm phần cảm động và tha thiết.

- Cảm xúc của em trước nội dung của tác phẩm

+ Trân trọng tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương

+ Thương cảm, xót xa trước cảm giác của con người cảm thấy xa lạ ngay trên quê hương của mình

+ Suy tư trước sự biến thiên của thời đại, của sự ra đi cũng như trở về, của sự thay đổi và không thay đổi

- Cảm xúc trước giá trị nghệ thuật của bài thơ

+ Hình ảnh

+ Các thủ pháp nghệ thuật

* Kết bài

Cảm xúc chung của em khi đọc bài thơ. Qua đó em có những cảm nhận gì về quê hương và tình yêu quê hương trong trái tim mỗi người.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác