logo

Soạn bài: Bài thơ số 28 ( siêu ngắn)

icon_facebook

Hướng dẫn Soạn bài Bài thơ số 28 siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.


Soạn bài: Bài thơ số 28 (Ta-go) - Bản 1


Bố cục

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “biết gì tất cả về anh“): Tình yêu là sự hiểu biết trong tâm hồn

- Phần 2 (tiếp đến "biên giới của nó đâu“): Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận

- Phần 3 (còn lại): Những nghịch lí diễn tả sự đa dạng của tình yêu


Nội dung chính

Bài thơ số 28 hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có một tình yêu trọn vẹn thì con người phải biết khám phá, hòa hợp và tin yêu.

Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

- Hình tượng so sánh trong câu mở đầu:

Đôi mắt băn khoăn của em buồn

                         Đôi mắt em như muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

   Như trăng kia muốn vào sâu biển cả

=> Thể hiện khao khát muốn thấu hiểu, muốn khám phá, muốn hòa hợp về tâm hồn trong tình yêu.

Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn 12 tập 2):

- Lối cấu trúc đưa ra giả định (nếu A là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp:

+ Nhằm phản ánh quy luật và bản chất phức tạp, bí ẩn, vô cùng của tình yêu. 

+ Chỉ ra những cặp phạm trù đối lập, mâu thuẫn tồn tại vĩnh cửu trong tình yêu khiến tình yêu vừa hấp dẫn, vừa sâu sắc vô cùng.

- Sự tương đồng và khác biệt giữa các biểu tượng:

+ Viên ngọc, đóa hoa - trái tim: đều quý giá, thanh cao, tươi đẹp nhưng nếu viên ngọc, đóa hoa giản đơn, bé nhỏ, hạn hẹp, dễ nhận biết, dễ đong đếm thì trái tim lại phong phú, phức tạp, vô cùng vô tận, “nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó”  

=> Mâu thuẫn trong tình yêu: anh đã dành trọn trái tim và nguyện dâng hiến cuộc đời cho em, em đã là “nữ hoàng” sở hữu trái tim anh nhưng em không bao giờ khám phá được hết xứ sở ấy.

+ Lạc thú, khổ đau – tình yêu: Lạc thú, khổ đau chỉ là một trong vô vàn những cung bậc dễ thấy trong tình yêu

=> Mâu thuẫn trong tình yêu: tình yêu luôn chứa đựng nhiều cung bậc phong phú, nhiều khi đối lập nhau và em khó lòng có thể tìm thấy giới hạn hay đong đếm được nó.

=> Từ những tương đồng, khác biệt của các biểu tượng trên, Ta-go muốn đưa ra triết lí về cuộc đời và trái tim:

- Cuộc đời và trái tim đều không có bến bờ, vô cùng phức tạp, phong phú, bí ẩn và cùng lúc chứa đựng nhiều mâu thuẫn mà con người khó có thể thấu suốt, lí giải hay chiếm lĩnh. Điều đó càng khiến con người bị hấp dẫn và khao khát kiếm tìm.

- Điều quý giá nhất của cuộc đời là trái tim, điều quý giá nhất trong trái tim là tình yêu. Tình yêu là sự dâng hiến và mãi mãi kiếm tìm.

Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Những câu nói nghịch lí trong bài thơ:

- Anh không giấu em một điều gì

  Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

- Em là nữ hoàng của vương quốc đó

  Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu

- Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

   Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu

=> Nhấn mạnh những mâu thuẫn nghịch lí tồn tại trong tình yêu, đó là thuộc tính bí ẩn của tình yêu. Chính thuộc tính ấy khiến con người luôn say mê kiếm tìm và khao khát khám phá, chiếm lĩnh.


Soạn bài: Bài thơ số 28 (Ta-go) - Bản 2

1. Tác giả

- R. Ta - go (1861 – 1941) là nhà văn nhà văn hóa lớn của Ấn Độ

- Người Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nôben văn học năm 1913.

- Sự nghiệp sáng tác: 52 tập thơ 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2000 bài ca, hàng nghìn bức họa...

2. Tác phẩm

- Người làm vườn là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta - go, tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta - go, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại.

- Các bài thơ Người làm vườn không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự. Bài số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta - go, có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới.

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Hình ảnh đôi mắt: Băn khoăn, buồn chưa thực sự tin tưởng, muốn nhìn thẳng vào tâm tưởng.

⇒ khao khát hoà nhập tâm hồn.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Mục đích:

+ nhấn mạnh tính chất thiêng liêng, cao cả của tình yêu, đối lập với quan niệm yêu đương tầm thường khác.

+ Diễn tả nghịch lí trong tình yêu: huyền bí nhưng cũng rất gần gũi, giản dị, đòi hỏi sự chân thành, dâng hiến.

+ Tạo giọng thơ sôi nổi, thiết tha, giàu chất trữ tình.

- Điều Tago muốn nói:

+ Tình yêu vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa hữu hạn vừa vô hạn, muôn cung bậc. Không thể hiểu được nó nếu chỉ đứng bên ngoài quan sát, lạnh lùng.

+ Trái tim tình yêu không đơn giản là vật chất. Tiềm ẩn trong đó sự đối lập: Vui sướng và khổ đau; thiếu thốn và giàu sang - đó là tất yếu của tình yêu.

+ Tình yêu cũng giống cuộc đời : đòi hỏi phải có sự chân thành, dâng hiến,yêu thương.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Những câu thơ có cách nói nghịch lí:

- Em là nữ hoàng…biên giới của nó đâu

- Trái tim anh…biết trọn nó đâu.

⇒Cách nói nghịch lí: tô đậm vẻ đẹp kì diệu của tình yêu. Đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ nắm bắt được.


Soạn bài: Bài thơ số 28 (Ta-go) - Bản 3


Bố cục

3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến không biết gì tất cả về anh): Khát khao mong được hòa hợp, được thấu hiểu trong tình yêu.

- Phần 2 (tiếp đến em có biết gì về biên giới của nó đâu): Mong ước được dâng hiến và khát khao được đón nhận trong tình yêu.

- Phần 3 (còn lại): Sự vô thường của tình yêu trong cuộc sống.


Nội dung bài học

- Nội dung:

    + Tình yêu luôn cần sự thấu hiểu đến từ hai phía, không bao giờ có giới hạn. Để có được tình yêu trọn vẹn phải không ngừng khám phá cái bí ẩn, sâu xa nhất của tình yêu.

    + Quan niệm về tình yêu chân chính: Tình yêu hướng con người đến những cái đẹp trong cuộc sống, cái thiện trong tâm.

- Nghệ thuật:

    + Sử dụng thành công cấu trúc thơ tầng bậc.

    + Cấu trúc so sánh - ẩn dụ, cấu trúc sóng đôi được sử dụng đầy sáng tạo.

    + Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo.

    + Giọng điệu thơ trữ tình nhưng cũng đầy triết lý.


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (Trang 62 SGK ngữ văn 11 tập 2):

- Hình ảnh so sánh tượng trưng:

    + Mắt em - trăng: Khao khát được thấu hiểu trong tình yêu.

    + Tâm tưởng của anh - biển cả: Tình yêu bí ẩn, bao la.

→ Trăng và biển là biểu tượng thiên nhiên sóng đôi để khắc họa khao khát hòa hợp, mong ước được thấu hiểu trong tình yêu đôi lứa. Có điều biển cả kia bao la, ẩn sâu nhiều điều kì bí nên khát khao được thấu hiểu kia xem chừng khá vô vọng.

Câu 2 (trang 62 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Lối cấu trúc đưa ra những giả định rồi phủ định nhằm kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài thơ nhằm mục đích thể hiện triết lý về tình yêu, về trái tim của Ta-go:

- Muốn hiến dâng trọn vẹn tất cả những gì mình có cho người mình yêu nếu có thể được. Thế nhưng trái tim, tâm hồn lại luôn là một thế giới bí ẩn, sâu thẳm làm sao có thể trọn vẹn dâng hiến trong 1 lần.

- Tình yêu vốn dĩ không hề đơn giản. Khát khao hay đau khổ luôn trải dài khắp tình yêu. Hai người yêu nhau phải thấu hiểu được để cùng chia sẻ, cùng vượt qua.

→ Khẳng định: Tình yêu là một hành trình khám phá chính bản thân mình để hiến dâng trọn vẹn những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Nhưng tình yêu cũng sẽ không thể tránh khỏi sự vô vọng, đau khổ nếu như hai người yêu nhau mà không thấu hiểu được nhau.

Câu 3 (trang 62 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Những câu có cách nói nghịch lý:

    "Em là nữ hoàng của vương quốc đó

    Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu".

Hoặc

    "Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

    Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu".

→ Điều kì diệu trong tình yêu: Hai người yêu nhau, luôn kề sát cùng nhau nhưng lại không hề hiểu chút gì về nhau hoặc không thể hiểu hết được nhau. Đây chính là điều đáng tiếc nuối nhất. Trong tình yêu, những thứ thuộc về bên ngoài như hoàn cảnh, vật chất thì rất dễ nắm bắt, còn sự phức tạp, bí ẩn của trái tim thì không thể dễ dàng nắm bắt được.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads