logo

Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.


Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) - Bản 1


Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (6 câu đầu) : Nguyễn Công Trứ khi còn làm quan.

- Phần 2 (13 câu sau) : Nguyễn Công Trứ khi đã cáo quan về hưu.


Nội dung chính

Phong cách sống có bản lĩnh cá nhân (được gọi là "ngất ngưởng") của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế.

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Trong bài, từ ngất ngưởng được sử dụng 5 lần.

- Trong nhan đề: chỉ phong cách sống độc đáo, cá tính, bản lĩnh, không chấp nhận khắc kỉ phục lễ mà vượt ra ngoài sự trói buộc của lễ giáo.

- Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng: tài năng, bản lĩnh trong lĩnh vực quân sự.

- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: cách nghỉ hưu và thú vui chơi khác thường của một người về hưu trong danh dự sau khi đã làm nhiều việc có ích cho nhân dân.

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: thần tiên cũng khoan dung, chấp nhận và thấy thú vị trước phong cách sống độc đáo, khác lạ của ông.

- Trong triều ai ngất ngưởng như ông: sự trung thực, thẳng thắn, bản lĩnh, quyết không khom lưng uốn gối trước quyền thế hay vật chất khi làm quan trong triều.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, ông mang trong mình hoài bão vì nước vì dân, ý chí lớn lao.

- Phò vua giúp nước, xứng đáng là trang nam nhi, trả nợ công danh ở đời.

=> Điều quan trọng là trong môi trường trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội và giữ được cá tính riêng.

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Ông cho rằng mình ngất ngưởng là vì ông tự ý thức được tài năng, bản lĩnh, phẩm chất và nhân cách hơn người, hơn đời của mình.

- Nguyễn Công Trứ tự đánh giá công đức, sự nghiệp của mình ngang hàng với những danh tướng đời Hán và tự hào về tấm lòng trung quân ái quốc của mình.

- Câu cuối: thể hiện sự đắc ý và sảng khoái nhất về cái tôi ngông độc đáo của mình (Trong triều ai ngất ngưởng như ông).

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nét tự do của hát nói:

- Có sự tự do về vần, nhịp.

- Tự do về số câu, số chữ.

=> Giúp người viết thể hiện được cá tính tự do và cảm xúc phóng túng, mãnh liệt.


Luyện tập

Câu hỏi (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Ngôn ngữ của “Bài ca ngất ngưởng” rất phóng khoáng, tự do, ngạo nghễ, mang đậm tính cách của tác giả, chứa đựng nhiều câu kể. Từ đó giúp cho việc truyền tải  nội dung cũng như phong cách của Nguyễn Công Trứ được dễ dàng hơn.

- Ngôn ngữ của bài “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” nhẹ nhàng, chứa nhiều từ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên đống thời có những từ ngữ mang đậm dấu ấn của Phật giáo. Từ đó thể hiện rõ niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước cũng như Phật giáo của tác giả.


Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) - Bản 2


Bố cục

Phần 1 (6 câu đầu) : Nguyễn Công Trứ khi còn làm quan.

Phần 2 (13 câu sau) : Nguyễn Công Trứ khi đã cáo quan về hưu.

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Từ “ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần.

- Ngất ngưởng: nghĩa gốc chỉ sự chênh vênh trên cao, không vững chắc -> chỉ thái độ sống ngang tàng, vượt thoát ra khỏi mọi ràng buộc, vượt lên trên thế tục của Nguyễn Công Trứ.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan vì muốn lập công danh, muốn cống hiến tài năng, mưu trí của mình cho đất nước.

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Nguyễn Công Trứ tự cho mình là ngất ngưởng vì ông làm những điều người đời không ai dám làm, không ai làm được, sống theo cách người ta không dám sống, ông là một, là duy nhất.

- Ông tự đánh giá sự ngất ngưởng của mình là độc nhất, không trùng lặp với ai “Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”.

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nét tự do của thể tài hát nói:

   + Số chữ ở mỗi câu thơ thay đổi linh hoạt, không theo một thể thơ quy phạm.

   + Vần, thanh gieo không theo niêm luật.

Ý nghĩa: làm nên sự phóng khoáng cho lời thơ, góp phần thể hiện tính cách ngất ngưởng, cá tính sáng tạo của nhà thơ.


Luyện tập

   + Bài ca phong cảnh Hương Sơn: từ ngữ giàu tính gợi hình, tập trung vào miêu tả, ngôn từ mĩ miều.

   + Bài ca ngất ngưởng: từ ngữ đậm chất tự sự hơn, ngôn từ đan xen giữa từ ngữ mĩ lệ của văn chương bác học và từ ngữ dân dã của văn học dân gian.


Ý nghĩa

   + Ngất ngưởng chính là phong cách sống thể hiện bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ. Ông không chỉ đặc biệt trong thơ văn mà đặc biệt trong cả đời thực.

   + Hát nói là thể thoại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, tự do phóng khoáng.


Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) - Bản 3


Bố cục

3 phần

- 6 câu đầu: Ngất ngưởng trong chốn quan trường.

- 10 câu tiếp: Ngất ngưởng khi đã về hưu.

- 3 câu cuối: Tuyên ngôn khẳng định cá tính, bản lĩnh.


Nội dung bài học

Bài ca ngất ngưởng là một trong số những bài hát nói tiêu biểu bộc lộ tài năng, chí khí và ý thức cá nhân của Nguyễn Công Trứ


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Từ ngất ngưởng sử dụng 4 lần

- Ngất ngưởng: thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngã.→ tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.

=> Đây là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Nguyễn Công Trứ luôn có thái độ tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân nên dù biết nhập thế làm quan như một trói buộc, nhưng ông vẫn làm vì đó là điều kiện, phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Ông cho mình là ngất ngưởng vì ông ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình

- Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình:

+ Ở chốn quan trường: Giỏi văn chương; Tài dùng binh, khoe danh vị hơn người

+ Trong cách sống: Sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần và ngất ngưởng

=> Khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, đứng vị trí đầu tiên về cách sống ngất ngưởng

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- HS đọc diễn cảm bài hát nói

- Nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật:

+ Thơ Đường luật:có quy tắc rất nghiêm ngặt về số câu chữ, niêm, luật, vận, đối...

+ Hát nói cũng có quy định về số câu, về cách chia khổ, tuy nhiên người viết có thẻ tự do linh hoạt phá cách

=> Ý nghĩa: khẳng định dấu ấn cá nhân


Luyện tập 

Khác biệt ngôn ngữ:

+ Bài ca ngất ngưởng: Phóng khoáng, tự do, ngạo nghễ

+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn: nhẹ nhàng, tinh tế, mang ý vị thiền

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác