logo

Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường ngắn nhất. Với bản soạn văn 12 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường


Đôi nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường ngắn nhất | Soạn văn 12 ngắn nhất – TopLoigiai


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thiên nhiên dòng sông Hương.

- Phần 2 (còn lại): Sông Hương và vẻ đẹp văn hóa, lịch sử.


Hướng dẫn học bài

Soạn Câu 1 ngắn nhất

Sông Hương ở vùng thượng lưu:

- Tựa như vẻ đẹp của “một bản trường ca của rừng già”: “rầm rộ ... màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, “rừng già đã hun đúc ... tự do và trong sáng” => sức sống mãnh liệt và hoang dại.

- Sông Hương - “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại ”=> Sông Hương mang vẻ đẹp của một hồn nhạy cảm, tinh tế và yêu tự do.

Soạn Câu 2 ngắn nhất

- Những phẩm chất trong ngòi bút tác giả là:

   + So sánh và liên tưởng phong phú.

   + Nghệ thuật nhân hóa sinh động và hấp dẫn.

   + Sử dụng từ ngữ tinh tế và chọn lọc.

   + Tác giả có sự am hiểu sâu sắc.

-   Hiệu quả: Góp phần khắc họa vẻ đẹp của dòng sông vừa sinh động, vui tươi vừa dịu dàng, đằm thắm yêu thương và trí tuệ thanh khiết.

Soạn Câu 3 ngắn nhất

Sông Hương trong lòng phố Huế:

 + "Đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vang không nói của tình yêu”; chảy lững lờ khi ngang qua thành phố => Sông Hương đầy gợi cảm và mềm mại.

+ Chiếc cầu bắc ngang dòng Hương: “Chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vầng trăng non ”-> Vẻ cổ kính, nên thơ và mơ mộng của chiếc cầu bắc qua sông Hương.

+ Sông Hương mang tâm hồn riêng : “Rồi như sực nhớ một điều gì đó chưa kịp nói………….cả một chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu”

- Nét khác biệt:  Dòng sông như một điệu slow tình cảm, vui tươi và êm dịu hơn.

Soạn Câu 4 ngắn nhất

* Dòng sông lịch sử:

+ Được gọi là “Linh Giang” trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi.

+ Là nơi bảo vệ biên cương cho đất nước thời Đại Việt.

+ Thế kỉ XVIII, soi bóng kinh thành Phú Xuân đầy vẻ vang dưới chiến công của anh hùng  Nguyễn Huệ.

+ Sông Hương trải qua, sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX.

+ Gắn với những chiến công rung chuyển của thời đại cách mạng tháng Tám.

+ Chứng kiến cuộc tổng tiến công vang dội vào mùa xuân năm 1968.

=> Gắn với lịch sử của Huế nói riêng và của dân tộc nói chung.

* Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa:

- Sông Hương là dòng thi ca, chẳng bao giờ lặp lại chính mình:

+ Trong thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Thu Bồn,…

+ Tác giả hòa trong thứ âm nhạc cổ điển, mê hoặc mang vị Huế thân thương:’Sông Hương đã trở thành người tài nữ……………….trên mặt nước của dòng sông này”

+ Sông Hương gợi nhớ đến hình ảnh đại thi hào dân tộc Nguyễn Du: ‘Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên dòng sông này………………..những bản đàn đã đi suốt đời Kiều ”.

Soạn Câu 5 ngắn nhất

Nét riêng trong phong cách của tác giả:

+ Viết về sông Hương bằng tất cả sự yêu thương nơi quê hương, xứ sở của mình, soi hồn mình vào dòng sông để cảm nhận, vẽ nên một dòng sông lung linh, có đời sống tâm hồn riêng.

+ Khả năng tưởng tượng và liên tưởng vô cùng phong phú, là người tài hoa, am hiểu nhiều vấn đề, phương diện.

+ Tác giả vận dụng các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,….ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và chọn lọc cao

+ Kết hợp tinh tế giữa trí tuệ và cảm xúc, cái nhìn khách quan và chủ quan.


Xem thêm các bài viết liên quan khác

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác