logo

So sánh phát sinh giao tử đực và cái?

Câu hỏi: So sánh phát sinh giao tử đực và cái?

Trả lời:

* Giống nhau:

+ Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.

+ Đều lần lượt trải qua 2 quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân tạo ra giao tử.

+ Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.

* Khác nhau

Đặc điểm so sánh

Quá trình phát sinh giao tử cái

Quá trình phát sinh giao tử đực

Giảm phân 1

- Noãn bào bậc 1 qua GP I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn - Tinh bào bậc 1 qua GP I cho hai tinh bào bậc 2.

Giảm phân 2

- Noãn bào bậc 2 qua GP II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn - Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II cho hai tinh tử phát triển thành tinh trùng.

Kết quả

- Từ noãn bào bậc 1 qua GP cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng , trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh - Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia sự thụ tinh.
So sánh phát sinh giao tử đực và cái?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về giao tử đực và cái nhé!


I. SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ

- Giao tử là tế bào sinh dục có chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) được hình thành từ quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử (2n) có khả năng thụ tinh tạo ra hợp tử.

- Sự hình thành giao tử ở thực vật và động vật khác nhau.

- Quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng) ở động vật:

So sánh phát sinh giao tử đực và cái? (ảnh 2)

 II. THỤ TINH

- Khái niệm: thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái để tạo thành hợp tử.

So sánh phát sinh giao tử đực và cái? (ảnh 3)

- Bản chất: là sự kết hợp của hai bộ phận nhân đơn bội (n) trong giao tử tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n) có nguồn gốc từ bố mẹ ở hợp tử.


III. Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH

- Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và sự kết hợp trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp khác nhau → Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa.

- Thụ tinh khôi phục lại bộ NST lưỡng bội của loài → Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.


IV. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật giống nhau ở

A. Các tế bào mầm đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.

B. Các tế bào mầm đều thực hirjn giảm phân liên tiếp nhiều lần.

C. Noãn bào bậc hai và tinh bào bậc hai đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử.

D. Cả A và C.

Đáp án: D

Câu 2: Thụ tinh là

A. Sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái tạo thành hợp tử.

B. Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.

C. Sự kết hợp của hai bộ nhân lưỡng bội của 2 loài.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 3: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ nhờ

A. Giảm phân và thụ tinh.

B. Nguyên phân và giảm phân.

C. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

D. Nguyên phân và giảm phân.

Đáp án: C

Câu 4: Nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính là

A. Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.

C. Nguyên phân tạo ra các tế bào có bộ NST giống nhau về bộ NST.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 5: 5 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 5040 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 5120 nhiễm sắc thể đơn. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.

A. 8.    B. 16.     C. 32.     D. 46.

Đáp án: B

Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có:

2n x (2k - 1) x 5 = 5040 và 2n x 2k x 5 = 5120

=> 2n = 16

Câu 6: 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 4 lần. Các tế bào con chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Số lượng giao tử đực và giao tử cái được tạo thành là

A. 64 và 64.

B. 64 và 4.

C. 64 và 16.

D. 16 và 16.

Đáp án: C.

Số tinh trùng được tạo ra là: 24 x 4 = 64

Số trứng được tạo ra là: 24 x 1 = 16

Câu 7: Xét 4 tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm 2n = 8 đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 2,34375% tế bào con trải qua giảm phân. Tính số giao tử cái được sinh ra.

A. 192.     B. 48.     C. 24.     D. 2048.

Đáp án: B

Số tế bào tham gia giảm phân là 4 x 29 x 2,34375% = 48

Số tế bào trứng được tạo ra: 48 x 1 = 48

Câu 8: 5 tế bào sinh dục cái sơ khai đều nguyên phân 6 đợt tạo ra các tế bào sinh trứng. Các tế bào này chuyển sang vùng chín nhận của môi trường 5120 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là

A. 32.     B. 64.     C. 16.     B. 8.

Đáp án: C

Số tế bào sinh trứng được sinh ra là: 5 x 26 = 320

320 tế bào chuyển sang vùng chín tức là xảy ra quá trình nhân đôi NST.

Bộ NST lưỡng bội của loài là: 5120 : 320 = 16

Câu 9: Xét 8 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt . Tất cả các tế bào con đều tham gia giám phân tạo giao tử . Số thoi vô sắc xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình giảm phân các tế bào nói trên

A. 128.     B. 384.    C. 512.     D. 8.

Đáp án: B

Số tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng được tạo ra là : 8 x 24 = 128 tế bào

Số thoi vô sắc được hình thành và phá hủy là : 3 x 128 = 384 thoi.

Câu 10: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp 5 lần. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Hãy xác định số giao tử tham gia thụ tinh.

A. 320.    B. 128.     C. 1280.    D. 4.

Đáp án: C

icon-date
Xuất bản : 23/11/2021 - Cập nhật : 26/11/2021