logo

So sánh lựu đạn LĐ-01 và lựu đạn F1 Việt Nam

Giống nhau:

- Đều có tính sát thương sinh lực

- Phá hủy các phương tiện chiến đấu của đối phương

Khác nhau:

  Lựu đạn F1 Lựu đạn LĐ-01
- Về cách thức phá hủy và sát thương phá huỷ các phương tiện chiến đấu của đối phương bằng các mảnh gang vụn và áp lực khí thuốc dùng để sát thương sinh lực địch bằng uy lực của thuốc nổ kết hợp với các mảnh văng
- Thông số kĩ thuật - Khối lượng toàn bộ: 600 gram.
- Khối lượng thuốc nổ: 60 gram.
- Chiều cao lựu đạn :117 mm.
- Đường kính thân lựu đạn: 55 mm.
- Thời gian cháy chậm: 3 - 4 giây.
- Bán kính sát thương: 20 mét
- Trọng lượng toàn bộ: 365 - 400 gam. 
- Chiều cao toàn bộ: 88 mm. 
- Đường kính thân lựu đạn: 57 mm. 
- Sử dụng ngòi: NLĐ-01 Việt Nam. 
- Trọng lượng thuốc nổ TΓ 40/60: 125 - 135 gam.
- Thời gian cháy chậm: 3,2 - 4,2 giây. 
- Bán kính sát thương: 5 - 6 mét
- Cấu tạo - Thân lựu đạn: Có tác dụng liên kết các
bộ phận, tạo thành mảnh văng sát thương sinh lực địch. Làm bằng gang có khía tạo thành múi, bên trong rỗng để nhồi thuốc nổ. Đầu có ren để liên kết bộ phận gây nổ. 
- Thuốc nhồi: Khi nổ tạo thành sức ép khí thuốc phá vỡ vỏ lựu đạn thành những mãnh nhỏ, tiêu diệt phá huỷ mục tiêu;thuốc nhồi trong thân lựu đạn là thuốc nổ TNT.
- Bộ phận gây nổ: Để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn.
Gồm có: (1) Thân bộ phận gây nổ để chứa đầu cần bẩy, kim hoả, lò xo kim hoả, chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân lựu đạn; (2) Kim hoả và lò xo kim hoả để đập vào hạt lửa phát lửa gây nổ kíp; (3) Kíp; (4) Hạt lửa; (5) Thuốc cháy chậm; (6) Cần bẩy (mỏ vịt); (7) Chốt an toàn và vòng kéo chốt an toàn. 
 - Thân lựu đạn: Để liên kết các bộ phận, khi nổ tạo thành mảnh văng sát thương sinh lực địch, được cấu tạo bằng thép mỏng, gồm 2 nửa khối hình cầu ghép
và hàn lại với nhau, mặt ngoài trơn nhẵn, sơn xanh ô lưu, mặt trong có khía để khi nổ tạo nhiều mảnh văng, bên trong rỗng để nhồi thuốc nổ. Đầu có ren để liên kết bộ phận gây nổ.
- Thuốc nhồi: Khi nổ tạo thành sức ép khí thuốc phá vỡ vỏ lựu đạn thành những mãnh nhỏ, tiêu diệt phá huỷ mục tiêu. là hỗn hợp thuốc nổ được đúc theo tỷ lệ 40% TNT và 60% glyxeryl.
- Bộ phận gây nổ: Để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn
Gốm có: (1) Thân bộ phận gây nổ để chứa đầu cần bẩy, kim hoả, lò xo kim hoả, chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân lựu đạn; (2) Cần bẩy (mỏ vịt); (3) Kim hoả và lò xo kim hoả để đập vào hạt lửa phát lửa gây nổ kíp; (4) Hạt
lửa; (5) Liều giữ chậm; (6) Kíp; (7) Chốt cài, chốt an toàn, vòng kéo chốt an toàn. 
icon-date
Xuất bản : 31/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022