logo

So sánh cảm ứng ở động vật và thực vật

Câu hỏi: So sánh cảm ứng ở động vật và thực vật

Lời giải: 

- Giống nhau: Là sự tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích của cơ thể.

- Khác nhau:

 

Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở động vật

Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng Chưa có Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích.
Cơ chế Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước). Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại kích thích.
[CHUẨN NHẤT] So sánh cảm ứng ở động vật và thực vật

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về cảm ứng ở động vật và thực vật nhé:


I. Cảm ứng ở động vật

Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.

Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các động vật khác nhau tuỳ thuộc vào tố chức của hệ thần kinh

Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức hệ thần kinh: Chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh để hướng đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm)→theo kiểu hướng động

Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh: hình thức cảm ứng là các phản xạ

Phản xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh (chỉ có ở nhóm động vật có hệ thần kinh).

Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm).

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).

+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến).

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch: 

[CHUẨN NHẤT] So sánh cảm ứng ở động vật và thực vật (ảnh 2)

II. Cảm ứng ở thực vật là gì? 

Cảm ứng ở thực vật là các phản ứng đối với các kích thích của thực vật thông qua các vận động của các cơ quan.

Các phản ứng và vận động trong cảm ứng thực vật là phản ứng khó nhận thấy, diễn ra chậm rãi, hình thức phản ứng trên thực vật cũng kém đa dạng.

Nó bao gồm cảm ứng hướng động theo và ứng động, hay còn được gọi là vận động định hướng và vận động cảm ứng. 

1. Hướng động ở thực vật

Khái niệm hướng động là gì?

Hướng động (vận động định hướng) chính là vận động của các cơ quan vận động sinh trưởng của đối với kích thích từ một hướng xác định. Từ các hướng của tác nhân kích thích có thể xác định được hướng của phản ứng. Cơ chế hoạt động của hướng động diễn ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích không đều nhau.

Thông thường được xác định bằng  hai loại hướng động chính là hướng động Âm và Dương. Cụ thể: 

+ Hướng động dương: Là hình thức vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích, do các tế bào ở phía không được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía có kích thích. 

+ Hướng động âm: Là hình thức vận động tránh xa nguồn kích thích, do các tế bào phía được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía không có kích thích.

Các hình thức hướng động ở thực vật

Các hình thức hướng động ở thực vật bao gồm:

+ Hướng sáng: Thân, cành hướng sáng dương,rễ hướng sáng âm. Đây là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng.

+ Hướng trọng lực: Rễ hướng trọng lực dương, thân cành hướng hướng trọng lực âm. Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực. 

+ Hướng hóa: Rễ cây luôn tránh xa nơi có  hoá chất độc hại với nó và hướng về nơi có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của nó. Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp lại tác động của hoá chất. 

+ Hướng nước: là phản ứng sinh trưởng của thực vật  hướng tới nguồn nước

+ Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh tr­ưởng của thực vật đáp ứng lại tác động với bộ phận của cây với vật tiếp xúc.

Vai trò của hướng động ở thực vật 

Hướng động giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. Cũng như giúp cây tránh xa các tác nhân không thuận lợi của môi trường, sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi.

2. Ứng động ở thực vật

Khái niệm ứng động là gì?

Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích tác động từ nhiều phía của môi trường (không định hướng của môi trường). Ứng động bao gồm: Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

Các loại ứng động ở thực vật

Ứng động bao gồm: Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

+ Ứng động sinh trưởng: Là vận động cảm ứng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa), do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng. 

+ Ứng động không sinh trưởng: Là kiểu ứng động không có lớn lên của các tế bào và sự phân chia của các tế bào. Ứng động không sinh trưởng bao gồm: Ứng động sức trương; Ứng hóa ứng động, Ứng động tiếp xúc.

Vai trò của ứng động ở thực vật

Ứng động giúp thực vật tồn tại và phát triển, thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường.


III. So sánh cảm ứng ở động vật và thực vật

Giống nhau: Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận kích thích từ các tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó.

Khác nhau:

 

Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở động vật

Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng Chưa có Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích.
Cơ chế Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước). Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại kích thích.
icon-date
Xuất bản : 25/09/2021 - Cập nhật : 25/09/2021