logo

Ban đêm có sự thoát hơi nước qua khí khổng và qua tầng cutin không?

Câu hỏi: Ban đêm có sự thoát hơi nước qua khí khổng và qua tầng cutin không?

Trả lời: 

Quá trình thoát hơi nước chịu sự ảnh hưởng của ánh sáng: Khí khổng mở khi cây được chiểu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

Ban đêm cũng có sự thoát hơi nước qua khí khổng và qua tầng cutin. Vào ban đêm, khí khổng không đóng hoàn toàn mà vẫn hé mở, do đó một lượng hơi nước nhỏ vẫn thoát qua khí khổng. Sự thoát hơi nước qua cutin cũng tương tự như sự bốc hơi nước ở bên ngoài môi trường, do đó ban đêm sự thoát hơi nước ở cây sẽ chậm hơn so với ban ngày, nhưng vẫn có sự thoát hơi nước xảy ra.

Sự thoát hơi nước qua lá qua 2 con đường: Khí khổng và lớp cutin như sau:

a. Qua khí khổng

- Đặc điểm:

+ Vận tốc lớn

+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước

Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng

  + Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)

  + Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng →  khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình

b) Qua lớp cutin

Ban đêm có sự thoát hơi nước qua khí khổng và qua tầng ku tin không?

- Đặc điểm:

+ Vận tốc nhỏ

+ Không được điều chỉnh

- Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:

+ Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.

+ Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn và phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin

+ Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.

icon-date
Xuất bản : 30/09/2021 - Cập nhật : 25/09/2023