Câu hỏi: Quan sát hình 14.4, so sánh các giai đoạn của sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái ở động vật.
Lời giải:
Đặc điểm so sánh | Quá trình phát sinh giao tử cái | Quá trình phát sinh giao tử đực | |
Giống nhau |
- Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục. - Đều lần lượt trải qua 2 quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân tạo ra giao tử. - Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục. |
||
Khác nhau | Giảm phân 1 | - Noãn bào bậc 1 qua GP I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn | - Tinh bào bậc 1 qua GP I cho hai tinh bào bậc 2. |
Giảm phân 2 | - Noãn bào bậc 2 qua GP II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn | - Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II cho hai tinh tử phát triển thành tinh trùng. | |
Kết quả | - Từ noãn bào bậc 1 qua GP cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng , trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh | - Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia sự thụ tinh. |
Tìm hiểu về giao tử và sự tạo tinh, tạo noãn của động vật
1. Giao tử
- Giao tử là tế bào duy nhất có khả năng thụ tinh, và tạo ra cơ thể con. Tuy nhiên mỗi giao tử riêng biệt không thể tạo ra cơ thể con.
- Giao tử chính là kết quả của quá trình phát sinh giao tử. Trong quá trình đó bắt buộc phải trải qua giảm phân.
- Giao tử sẽ không thể tiến hành phân bào được nữa. Khi đã được tạo thành, giao tử không được dùng trong thụ tinh có thể sẽ tồn tại khá lâu, nhưng sẽ bị huỷ ở trong cơ thể chứa chúng.
2. Sự tạo tinh
Sự tạo tinh (spermatogenesis) là tên thường dùng của sự hình thành tinh trùng (giao tử đực của động vật). Quá trình này khởi đầu từ tinh bào gốc hay gọi đẩy đủ hơn là tế bào gốc tinh trùng (spermatogonial stem cell, viết tắt là SSC) nằm trong các ống bán nguyệt của tinh hoàn. Xem thêm chi tiết ở: Tế bào gốc tinh trùng.
Sự tạo tinh khá phức tạp, nhưng có thể mô tả đơn giản là gồm 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn phân bào: Tế bào gốc tinh trùng → Tinh nguyên bào → Tinh tử.
Giai đoạn biến thái: Tinh tử → Tinh trùng (spermatozoon).
Về hình thức phân bào, thì phần đầu giai đoạn 1 diễn ra theo cơ chế nguyên phân, phần sau diễn ra theo cơ chế giảm phân, còn giai đoạn 2 có sự biến đổi hình thái để sinh ra tinh trùng chín muồi. Kết quả là 1 tinh bào sinh ra 4 tinh trùng có số nhiễm sắc thể giảm đi ½.
3. Sự tạo noãn
Sự tạo noãn (oogenesis) là tên tắt thường dùng của sự hình thành noãn (hoặc trứng) là giao tử cái của động vật.
Sự tạo noãn phức tạp không kém gì sự tạo tinh, nhưng có thể mô tả đơn giản là gồm 2 giai đoạn chính:
Tế bào mầm cái → Noãn nguyên bào.
Noãn nguyên bào → Noãn (oocyte).
Về hình thức phân bào, thì giai đoạn 1 diễn ra theo cơ chế nguyên phân, còn giai đoạn 2 diễn ra theo cơ chế giảm phân, kết quả là 1 noãn nguyên bào chỉ sinh ra 1 noãn là giao tử cái có số nhiễm sắc thể giảm đi 1/2
- Trên đây mới chỉ là cơ chế tổng quát của quá trình tạo giao tử ở động vật. Đối với các loài cụ thể có nhiều chi tiết khác nhau.