logo

Sơ đồ tư duy Tin học 10 Bài 5

Tóm tắt lý thuyết Tin học 10 Bài 5 bằng Sơ đồ tư duy chi tiết nhất. Hướng dẫn cách vẽ Sơ đồ tư duy Tin học 10 Bài 5 đẹp nhất.


Sơ đồ tư duy Tin học 10 Bài 5

Sơ đồ tư duy Tin học 10 Bài 5

Lý thuyết Tin học 10 Bài 1


1. Khái niệm ngôn ngữ lập trình:

    Cần diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó được gọi là ngôn ngữ lập trình.


2. Phân loại ngôn ngữ lập trình :

    a. Ngôn ngữ máy :

        - Mỗi loại máy tính đều có ngôn ngữ máy riêng của nó. Là ngôn ngữ duy nhất mà máy có thể trực tiếp hiểu và thực hiện.

        - Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc mã hexa

            * Ưu điểm: khai thác triệt để tính năng phần cứng của máy tính, có thể trực tiếp hiểu được, không cần chương trình dịch.

            * Nhược điểm: khó hiểu, khó nhớ, sử dụng nhiều câu lệnh để biểu diễn các thao tác.

    b. Hợp ngữ :

        - Hợp ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường là các từ tiếng Anh viết tắt) để thể hiện các lệnh cần thực hiện.

            * Ưu điểm: khai thác triệt để tính năng phần cứng

            * Nhược điểm: đã thuận lợi cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng chưa thích hợp với số đông người lập trình.

        - Để máy tính hiểu cần có chương trình hợp dịch để chuyển hợp ngữ sang ngôn ngữ máy.

    c. Ngôn ngữ bậc cao :

        - Là ngôn  ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy.

            * Ưu điểm: dễ hiểu, dễ chỉnh sửa, tính độc lập cao.

        - Để máy tính hiểu được, cần phải có chương trình dịch để chuyển từ ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.

        - Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: Pascal, C, Java, …

Củng cố, dặn dò:

-      Khái niệm ngôn ngữ lập trình.

-      Phân loại ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2021 - Cập nhật : 19/11/2022