Sơ đồ tư duy Lịch Sử 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á. Tóm tắt kiến thức lý thuyết bằng sơ đồ tư duy trực quan, dễ hiểu, áp dụng chung cho cả 3 bộ sách kết nối tri thức, cánh diều, chân trời sáng tạo.
Câu 1. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành và phát triển vào giai đoạn:
A. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ VII.
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XII.
D. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI.
Câu 2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc phong kiến được hình thành:
A. Chân Lạp.
B. Ca-lin-ga.
C. Pa-gan.
D. Đva-ra-va-ti.
Câu 3. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tại lưu vực sông Chao Phray-a, vương quốc phong kiến được thành lập:
A. Sri Kse-tra.
B. Đva-ra-va-ti.
C. Phù Nam.
D. Sri Vi-giay-a.
Câu 4. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tại lưu vực sông Mê Công, vương quốc phong kiến được hình thành:
A. Chân Lạp.
B. Phù Nam.
C. Ca-lin-ga.
D. Sri Kse-tra.
Câu 5. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ về hoạt động buôn bán đường biển:
A. Chân Lạp.
B. Pa-gan.
C. Cam-pu-chia.
D. Sri Vi-giay-a.
Câu 6. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là:
A. Gia vị.
B. Nho.
C. Chà là.
D. Ô-liu.
Câu 7. Đâu không phải là một loại gia vị ở Đông Nam Á;
A. Quế.
B. Nhục đậu khấu.
C. Trầm hương.
D. Hoa hồi.
Câu 8. Vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa là:
A. Sri Vi-giay-a.
B. Ka-li-ga.
C. Ma-ta-ram.
D. Chân Lạp.
Câu 9. Vương quốc chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển là:
A. Chăm-pa.
B. Đại Cồ Việt.
C. Ma-ta-ram.
D. Đva-ra-va-ti.
Câu 10. Các vương quốc góp nhiều mặt hành chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu là:
A. Chân Lạp, Đại Cồ Việt, Phù Nam.
B. Chăm-pa, Chân Lạp.
C. Sri Vi-giay-a, Ka-lin-ga, Ma-ta-ram.
D. Pa-gan, Chân Lạp.
Câu 11. Thương cảng sầm uất ở Đông Nam Á xuất hiện do quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài là:
A. Pi-rê.
B. Ta-cô-la.
C. Óc Eo.
D. Pa-lem-bang.
Câu 12. Các vương quốc Đông Nam Á thường hình thành tại địa bàn:
A. Lưu vực các con sông lớn và đảo lớn.
B. Thượng nguồn các con sông lớn và các đảo lớn.
C. Ven biển.
D. Vùng núi và cao nguyên.
Câu 13. Nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là:
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.
B. Các nghề thủ công, đúc đồng rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng.
C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.
D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Câu 14. Ý nào sau đây không phù hợp để điền vào chỗ trống (…) trong câu sau: Các phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế để phát triển kinh tế, đó là….
A. Vị trí địa lí thuận lợi.
B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. Khí hậu ôn đới, thuận lợi cho cây trồng lâu năm phát triển.
D. Điểm đến hấp dẫn của các thương nhân Ả Rập, La Mã, Hy Lạp.
Câu 15. Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Nền kinh tế của các nước phong kiến Đông Nam Á bị phụ thuộc nặng nề vào việc giao lưu với bên ngoài.
B. Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.
C. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ giao lưu buôn bán với các thương nhân Ấn Độ.
D. Các thương cảng nổi tiếng thời trung đại ở Đông Nam Á đều thuộc các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.
Câu 16. Một số vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã góp nhiều mặt hành chủ lực trên những tuyến đường buôn bán đường biển kết nối Á – Âu gọi là:
A. Con đường Tơ lụa.
B. Con đường Lúa gạo.
C. Con đường Gia vị.
D. Con đường Rượu nho.
Câu 17. Thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi sản vật nào ở Đông Nam Á?
A. Nho.
B. Ô-liu.
C. Đậu khấu.
D. Rượu.
Câu 18. Quốc gia không dựa vào các hoạt động thương mại biển là:
A. Sri Vi-giay-a.
B. Ka-li-ga.
C. Ma-ta-ram.
D. Ăng-co.
Câu 19. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:
A. Nông nghiệp vẫn là nền tảng chủ yếu.
B. Thương mại biển thịnh đạt hơn, tạo nền tảng cho sự kết nối buôn bán châu Á và châu Âu, mà sau này gọi là Con đường gia vị.
C. Trên nền tảng các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển.
D. Nhiều vương quốc phong kiến trở thành những đế quốc hàng hải như Chăm-pa, Chân Lạp,…
Câu 20. “Đế quốc của nhà vua rất đông dân cư…Nhà vua có nhiều loại dầu thơm và cây thuốc mà không một ông vua nào có được. Đất đai sản sinh ra long não, trầm hương, đinh hương, đàn hương, đậu khấu, sa nhân,…”. Lời nhận xét của nhà địa lí Ả-Rập trong đoạn trích thể hiện Vương quốc Sri Vi-giay-a rất hấp dẫn thương nhân nước ngoài bởi:
A. Sự giàu có về kinh tế.
B. Sự phong phú của gia vị và hương liệu.
C. Sự nổi tiếng về vàng, bạc.
D. Sự quyền lực và giàu có của nhà vua.