logo

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Sử 12 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991) Liên Bang Nga (1991-2000) ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Tổng hợp kiến thức Sử 12 Bài 1 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Lịch sử 12


A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991) Liên Bang Nga (1991-2000)

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn

Mẫu số 1:

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2

Mẫu số 2:

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn nhất

Mẫu số 3:

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn nhất (ảnh 2)

2. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 chi tiết

LIÊN XÔ TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70

 

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn nhất (ảnh 3)
Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn nhất (ảnh 4)

LIÊN HIỆP QUỐC GIỮA CÁC NƯỚC XHCN Ở CHÂU ÂU

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn nhất (ảnh 5)

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn nhất (ảnh 6)

LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 - 2000

 

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn nhất (ảnh 7)

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 2


I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70

1. Liên Xô

* Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới (1945 – 1950)

- Nguyên nhân: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù là nước thắng trận, song Liên Xô lại bị chiến tranh tàn phá năng nề nhất. Do vậy Liên Xô phải thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950).

- Kết quả : Công – nông nghiệp đều được phục hồi, khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

* Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của XHCN (1950 – nửa đầu những năm 70).

- Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô tiếp tục thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH.

- Thành tựu đạt được rất to lớn.

+ Công nghiệp : Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, đi đầu thế giới trong nhiều ngành công nghiệp như : công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

+ Nông nghiệp : Trung bình hàng năm tăng 16% dù gặp nhiều khó khăn.

+ Khoa học kĩ thuật : đạt tiến bộ vượt bậc. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

+ Văn hóa xã hội có nhiều biến đổi, ¾ dân số có trình độ trung học và đại học. Xã hội luôn giữ được ổn định về chính trị.

* Ý nghĩa : Những thành tựu đạt được đã củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô viết, nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế, làm cho Liên Xô trở thành nước XHCN lớn nhất và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.

2. Các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70

* Việc thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

- Từ 1944 – 1945, chớp thời cơ Hồng quân Liên Xô truy kích phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thiết lập nhà nước dân chủ nhân dân : Ba Lan, Rumani, Hunggari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, Bungari.

- Năm 1945 – 1949, các nước Đông Âu lần lượt hoàn thành cách mạng DCND, thiết lập chuyên chính vô sản, thực hiện nhiều cải cách dân chủ và tiến lên xây dựng CNXH.

- Ý nghĩa : Sự ra đời các nhà nước DCND Đông Âu đánh dấu CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và bước đầu trở thành hệ thống thế giới.

* Các nước Đông Âu xây dựng CNXH.

- Bối cảnh lịch sử :

+ Khó khăn rất lớn, hầu hết các nước đều xuất phát từ trình độ phát triển thấp, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động không ngừng chống phá.

+ Thuận lợi cơ bản : Nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô.

- Thành tựu : Đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học, kĩ thuật, đưa các nước XHCN Đông Âu trở thành các quốc gia công – nông nghiệp.

3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu

* Quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật.

- 8/1/1949. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập với sự tham gia của Liên Xô và hầu hết các nước Đông Âu.

+ Mục tiêu : Tăng cường sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật giữa các nước XHCN.

+ Vai trò : Có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật của các nước thành viên, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

+ Hạn chế : Chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới.

* Quan hệ chính trị, quân sự

- 14/5/1955, tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vacsava được thành lập.

+ Mục tiêu : Thiết lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị giữa các nước XHCN châu Âu.

+ Vai trò : Gìn giữ hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới ; tạo nên thế cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước XHCN và các nước TBCN.

* Ý nghĩa : Quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước XHCN đã củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống XHCN thế giới, ngăn chặn và đẩy lùi được các âm mưu của CNTB.


II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991

1. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô

- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới bùng nổ đã đánh mạnh vào nền kinh tế, chính trị của tất cả các nước, song Liên Xô lại chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới đó. Do đó, đến cuối những năm 70, đất nước Liên Xô lâm vào suy thoái cả về kinh tế và chính trị.

- Tháng 3/1985, M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.

+ Nội dung và đường lối cải tổ : Tập trung vào việc “cải cách kinh tế triệt để”, sau lại chuyển trọng tâm sang cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.

+ Kết quả : Do phạm nhiều sai lầm nên tình hình càng trở nên trầm trọng.

* Về kinh tế : Chuyển sang kinh tế thị trường quá vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước nên đã gây ra sự rối loạn, thu nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng.

* Về chính trị : Thực hiện chế độ Tổng thống nắm mọi quyền lực và cơ chế đa nguyên chính trị nên đã làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô viết, tình hình chính trị xã hội hỗn loạn.

+ Hậu quả : Xô viết lâm vào khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng.

- Ngày 19/8/1991, một số người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Xô viết tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goócbachốp :

+ Kết quả : Ngày 21/8/1991, cuộc đảo chính thất bại.

+ Hậu quả : Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Xô viết bị giải thể, làn sóng chống CNXH lên cao.

- Ngày 21/12/1991 : 11 nước cộng hòa tuyên bố thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), nhà nước Liên bang Xô viết tan rã.

- Ngày 25/12/1991, Tổng thống Goócbachốp từ chức, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli hạ xuống, CNXH Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại.

2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.

- Cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ, nhân dân giảm sút lòng tin vào chế độ.

- Sự bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động đã làm cho cuộc khủng hoảng CNXH ở Đông Âu ngày càng gay gắt. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản bị thủ tiêu, các nước phải chấp nhận chế độ đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử tự do.

- Từ 1989 – 1991 : Các nước Đông Âu lần lượt rời bỏ CNXH. CNXH ở Đông Âu sụp đổ.

3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Mô hình CNXH đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót : đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấplàm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội.

- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiến tiến.

- Khi tiến hành cải tổ, đã phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, xa dời những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.


III. Liên bang Nga trong thập niên 90 (1991 – 2000)

- Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” Trong thập niên 90 đất nước có nhiều biến đổi.

+ Kinh tế : Từ 1990 – 1995, kinh tế liên tục suy thoái. Song từ 1996 đã phục hồi và tăng trưởng.

+ Chính trị : Thể chế tổng thống liên bang.

+ Đối nội : Phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc.

+ Đối ngoại : Thực hiện đường lối thân phương Tây, đồng thời phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, ASEAN …)

- Từ năm 2000, Putin lên làm Tổng thống , nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan và triển vọng phát triển.


C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 2

Câu 1:  Mục đích nào dưới đây không nằm trong việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa?

Cần có sự hợp tác nhiều bên.

Sự phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất giữa các nước xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao năng suất lao động và xóa bỏ tình trạng chênh lệch về trình độ

Tăng thêm sức mạnh trong việc đối phó với chính sách bao vây kinh tế của các nước phương Tây.

Chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu.

Câu 2: Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước?

Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.

Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thể giới.

Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.

Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.

Câu 3:  Nước nào ở Đông Âu được mệnh danh là “Đất nước của triệu người khất thực” trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Cộng hòa Dân chủ Đức.

Tiệp Khắc.

Ru-ma-ni.

Hung-ga-ri

Câu 4:  Hãy xác định khó khăn lớn nhất ở Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.

Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy,

Hơn 1710 thành phó bị đổ nát.

Hơn 27 triệu người chết.

Câu 5:  Nội dung cơ bản của công cuộc “cải tổ” của Liên Xô là gì?

Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoàng về kinh tế.

Cải tổ hệ thống chính trị.

Cải tổ xã hội.

Cải tổ kinh tế và xã hội.

Câu 6:  “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung” được kí kết vào thời gian nào?

Ngày 11 - 10 - 1949

Ngày 14 - 2 - 1950.

Ngày 12 - 4 - 1950

Ngày 16 - 12 – 1949

Câu 7: Ga-ga-rin đã làm gì trong việc thực hiện chỉnh phục vũ trụ?

Người đâu tiên bay lên Sao Hỏa.

Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo.

Người đầu tiên bay vào vũ trụ.

Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

Câu 8:  Năm 1949 đã ghi đấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “Chiến tranh lạnh” của Mĩ.

Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.

Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 9:  Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?

Tiến hành bao vây kinh tế.

Gây cuộc “Chiến tranh lạnh”

Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực

Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô.

Câu 10:  Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?

Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.

Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.

Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.

“Khép kín cửa” không hòa nhập với nền kinh tế thế giới.

Câu 11:  Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?

Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thê giới (sau Mĩ).

Câu 12:  Vào khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra sự kiện gì bất lợi và có lợi cho các nước?

Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự bùng nổ dân số

Sự bùng nỗ dân số và tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú.

Sự bùng nỗ dân số và sự đổi mới kinh tế, chính trị của các nước.

Câu 13:  Năm 1973 diễn ra sự biến gì có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước?

Khủng hoảng kinh tế.

Khủng hoảng năng lượng.

Khủng hoảng chính trị.

Tất cả các sự biến trên.

Câu 14:  Nguyên nhân nào dưới đây làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu bị “trì trệ”, khủng hoảng rồi đi đến sụp đồ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn.

Do chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.

Do hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.

Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 15:  Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hướng đến thắng lợi của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?

Sự phá hoại của các thế lực phản động.

Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.

Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.

Câu 16:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để đưa đất nước phát triển?

Phát triển nền công nghiệp nhẹ.

Phát triển nền công nghiệp truyền thông.

Phát triển kinh tế công - nông- thương nghiệp.

Phát triển công nghiệp nặng

Câu 17:  Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích gì?

Xâm lược các nước này

Tiêu diệt phát xít Đức, trả thù món nợ ở Liên Xô.

Giúp nhân dân các nước này tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

Giúp nhân dân các nước này nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân dân.

Câu 18:  Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào?

1945

1947

1949

1951,

Câu 19:  Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu?

Đức

Liên Xô

Trung Quốc.

Câu 20: Lí đo nào là chủ yếu nhất để chứng mỉnh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?

Cải thiện một bước đời sống nhân dân.

Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân

Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tăng cường sức mạnh bảo vệ hòa bình thế giới và góp phân hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949

Câu 21:  Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

Muốn làm bạn với tất cả các nước

Chỉ quan hệ với các nước lớn

Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thể giới

Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa

Câu 22:  Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va mang tính chất gì?

Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.

Câu 23:  Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu xây dựng đất nước theo con đường nào?

Tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa. .

Một số nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên tư bản chủ nghĩa.

Một số nước thực hiện chế độ trung lập.

Câu 24:  Mục đích chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-sa-va (14 - 5 - 1955) là gì?

Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.

Để tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.

Để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO.

Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu .


ĐÁP ÁN

1 D 11 D 21 C
2 C 12 A 22 D
3 D 13 B 23 A
4 D 14 B 24 C
5 B 15 B    
6 B 16 D    
7 C 17 C    
8 D 18 C    
9 B 19 C    
10 D 20 D    

Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 2 đã được chúng tôi biên soạn bằng sơ đồ tư duy với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 21/10/2022