logo

Sơ đồ tư duy hóa học 12 KNTT bài 22 Sự ăn mòn kim loại

icon_facebook

Sơ đồ tư duy Hóa học 12 bài 22 KNTT Sự ăn mòn kim loại

Sơ đồ tư duy hóa học 12 KNTT bài 22 Sự ăn mòn kim loại

Trắc nghiệm Hóa học 12 bài 22 KNTT Sự ăn mòn kim loại

Câu 1: Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường gọi là

A. sự khử kim loại.          

B. sự tác dụng của kim loại với nước.

C. sự ăn mòn hoá học.                

D. sự ăn mòn điện hoá.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử.

B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

C. Ăn mòn hoá học phát sinh dòng điện.

D. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.

C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó.

D. Ăn mòn kim loại được chia làm 2 dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.

Câu 4: Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học?

A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.      

B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.

C. Để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm.

D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?

A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.

B. Thép carbon để trong không khí ẩm.

C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

D. Kim loại Zinc trong dung dịch HCl.

Câu 7: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các khối kim loại nào sau đây?

A. Ag.        

B. Na.

C. Zn.

D. Cu.

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ăn mòn kim loại?

A. Kim loại bị gỉ sét trong không khí ẩm.

B. Vỏ hộp sắt bị han rỉ trong nước.

C. Đồng bị phủ xanh khi tiếp xúc với dung dịch muối amonia.

D. Nhôm bị oxi hóa khi nung nóng trong oxygen.

Câu 9: Trong số các yếu tố sau, yếu tố nào không ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn kim loại?

A. Bản chất kim loại.

B. Tính chất môi trường.

C. Nồng độ chất oxi hóa trong môi trường.

D. Áp suất.

Câu 10: Kim loại nào sau đây dễ bị ăn mòn nhất trong nước biển?

A. Vàng.

B. Bạc.

C. Sắt.

D. Đồng.

icon-date
Xuất bản : 18/09/2024 - Cập nhật : 18/09/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads