logo

Sơ đồ tư duy GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng (KNTT)

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức GDQP 10 Bài 6 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK GDQP 10 Kết nối tri thức.

Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Giáo dục quốc phòng 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng


Sơ đồ tư duy GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Sơ đồ tư duy GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng (KNTT)

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 6 Kết nối tri thức


I. Một số khái niệm cơ bản về mạng và an ninh mạng 

1. Mạng

Mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính (Luật An toàn thông tin mạng năm 2015).

2. An ninh mạng

An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tỗ chức, cá nhân (Luật An ninh mạng năm 2018).

Cần phải bảo vê an ninh mạng vì: để bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 


II. Một số nội dung cơ bản của luật an ninh mạng 

1. Một số nhóm hành vi bị nghiêm cắm thực hiện trên không gian mạng

Đăng tải, phát tán thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tổ chức, hoạt động, cầu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lỗi kéo, đảo tạo, quận luyện người chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế — xã hội.

Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính

y tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiên thông tin, phương tiện điện tử.

Đăng tải thông tin dâm ô, đồi truy, tội ác; phá hoại thuần phong, mĩ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.

Chiêm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet, trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet.

Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cắm theo quy định của pháp luật, hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

2. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp không để gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyên trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xoá bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an đề xử lý.

3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng

Kịp thời cung cắp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe doạ an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thảm quyên, lực lượng bảo vệ an ninh mạng.

Với mục đích tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, trong đó khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước — con người, văn hoá tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tắm gương người tốt, việc tốt.

Sự cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng để:

Hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an ninh mạng theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành.

 - Phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an ninh mạng, phát triển lĩnh vực an ninh mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

 - Bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh.

 - Triển khai công tác an ninh mạng trên phạm vi toàn quốc, đẩy mạnh công tác giám sát, dự báo, ứng phó và diễn tập ứng phó sự cố an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

 - Nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng, hoàn thiện chính sách nghiên cứu, phát triển chiến lược, chia sẻ thông tin về an ninh mạng.

 - Mở rộng hợp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà nước ta tham gia ký kết.


III. Bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng

1. Một số thủ đoạn đánh cắp thông tin cá nhân người dùng

Một số phương thức phổ biến mà các đối tượng xấu thường sử dụng để đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng internet:

Gửi tin nhắn dụ người dùng truy cập vào đường dẫn mở tới một trang mạng do đối tượng lập sẵn. Người dùng sẽ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân nếu điền thông tin trên trang mạng này.

Thông qua các trang mạng có nội dung hấp dẫn thu hút người dùng, khi người dùng truy cập sẽ tự động cài mã độc vào máy để thu thập thông tin.

Gửi thư điện tử có đính kèm các tệp tin có chứa mã độc, khi người dùng mở thư mã độc sẽ lây nhiễm vào thiết bị. 

Thông qua thiết bị ngoại vi và các thiết bị lưu trữ nhiễm mã độc khi được kết nối vào máy tính sẽ tiến hành thu thập dữ liệu, khi có điều kiện kết nối internet mã độc sẽ gửi dữ liệu ra máy chủ đặt ở nước ngoài. 

2. Một số biện pháp bảo mật thông tin cá nhân trên mạng

Những biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia vào mạng internet:

Đặt mật khẩu có độ bảo mật cao cho các thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại, tài khoản mạng xã hội,..

Sử dụng các phần mềm bản quyền, tránh tải các bản crack, bản lậu trên mạng. Dùng phần mềm diệt virus.

Không tùy tiện kết nối vào các mạng wifi công cộng và các mạng wifi miễn phí.

Thường xuyên cập nhật hệ điều hành mới nhất, kích hoạt tính năng xác thực nhiều bước để bảo vệ tài khoản người dùng.

Không trả lời tin nhắn từ những số lạ, không rõ danh tính. 

Thường xuyên kiểm tra quyền riêng tư, tính bảo mật trên thiết bị và nhật kí hoạt động để phát hiện các dấu hiệu bất thường. 

>>> Xem trọn bộ: 

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 29/09/2022 - Cập nhật : 15/11/2022

Tham khảo các bài học khác