logo

Sơ đồ tư duy GDQP 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương (KNTT)

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy GDQP 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức GDQP 10 Bài 12 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK GDQP 10 Kết nối tri thức.

Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Giáo dục quốc phòng 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương


Sơ đồ tư duy GDQP 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương 

Sơ đồ tư duy GDQP 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương (KNTT)

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 12 Kết nối tri thức


1. Cấp cứu ban đầu các tai nạn giao thông 

Tai nạn thường gặp

Nhận biết

Cấp cứu 

Đề  phòng

Bong gân  Đau, sưng, bầm tím, không thể cử động được vùng khớp bị bong gân. Người bị bong gân có thể bị từ mức độ nhẹ đến nặng hoặc rất nặng. Triệu chứng căng cơ thường gặp là: Đau, cơ bị co thắt, yếu, sưng, khó cử động, chuột rút

băng ép nhẹ; ngâm vị trí đau vào nước muối ấm hoặc chườm đá; băng cố định, tập vận động ngay khi bớt đau. Nếu đau quá nặng, cần đến ngay cơ sở y tế. 

 

khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể dục thể thao; tập thể dục thường xuyên và nghỉ giải lao phù hợp; thực hiện an toàn trong lao động, sinh hoạt; sân bãi luyện tập đảm bảo an toàn.

 

Sai khớp 

Da

- Da tại vùng khớp bầm tím, sưng nề 

- Đau và cứng khớp. 

- Giảm hoặc mất vận động ở khớp

- Hõm khớp bị rỗng

để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và chuyển ngay đến bệnh viện.

 

khi hoạt động phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn. Kiểm tra kĩ an toàn nơi lao động, luyện tập.

 

Điện giật

- Bệnh nhân nằm bất tỉnh

- Bệnh nhân thấy khó thở, trường hợp nặng có thể ngừng thở. 

- Mạch yếu, không đều, đôi khi không có mạch

- Bỏng là dấu hiệu thường thấy khi bị điện giật, đặc biệt là ở chỗ tiếp xúc điện. 

- Khởi phát ngưng tim đột ngột. 

nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn điện (không dùng tay tiếp xúc trực tiếp). Nếu nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo ngay. Khi nạn nhân thở được thì chuyển đến bệnh viện. 

 

bảo đảm an toàn các nguồn điện, chống cháy nổ, rò rỉ, chập. Không để trẻ em gần ổ cắm và công tắc điện. 

 

Đuối nước

- Khó thở, đau xương ức, thở nhanh. 

- Mất ý thức, co giật

- Tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp. 

nhanh chóng vớt nạn nhân lên bờ bằng mọi cách. Đặt nạn nhân trên nền phẳng cứng, khô ráo, thoáng khí và nhận định tình trạng nạn nhân; dùng bông, gạc móc bùn đất, dãi nhớt khỏi miệng; hô hấp nhân tạo; chuyển đến bệnh viện để điều trị tiếp. 

 

Thực hiện nghiêm các quy định về giao thông đường thủy và quy tắc an toàn khi bơi, làm việc ở dưới nước; quản lí trẻ em và hướng dẫn kĩ năng bơi lội, đề phòng đuối nước cho người lớn trong điều kiện lao động.

 

Ngất 

- Cảm thấy tối sầm lại, mọi thứ đều có màu đen hoặc màu trắng. 

- Choáng váng, đau đầu 

- Có cảm giác như đang rơi. 

- Cảm giác đứng không vững. 

- Cảm gíac buồn ngủ, lảo đảo mất thăng bằng. 

- Ngất đi, mất ý thức

- Ngã không lý do

đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, kê gối dưới vai cho đầu hơi ngửa ra sau. Dùng bông, gạc lau chùi đất, cát, đờm (dãi) ở, mũi, miệng; cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông. Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc mai.

 

trong quá trình lao động, luyện tập phải bảo đảm an toàn. Tránh làm việc căng thẳng, quá sức, cần làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lí. Rèn luyện sức khỏe thường xuyên. 

 

Rắn cắn 

- Xuất hiện dấu răng của rắn trên vết cắn.

- Sau 1-2 giờ bị cắn thì vết sưng lên rất nhanh và sưng đau lan rộng. 

Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ. Bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

 

biết về các loại rắn cắn và nơi chúng sống. Đi ủng, giày cao cổ và quần dài. Phát quang khu vực xung quanh để rắn không trú ẩn. 

 

Say nóng, say nắng

- Nhịp tim tăng, tăng nhịp thở

- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt

- Nhức đầu, tay chân rã rời. 

nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo; quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá; cho uống nước orezol hoặc nước đường chanh. Trường hợp nặng thì sau khi sơ cứu chuyển ngay đến bệnh viện.

 

ăn uống đủ chất, khi làm việc dưới trời nắng phải đội mũ, nón, bảo hộ lao động và thông gió tốt, không hoạt động dưới trời nắng gắt; luyện tập tăng dần khả năng chịu đựng; thích nghi với thời tiết nắng, nóng.

 


2. Kĩ thuật băng vết thương

Mục đích băng: Bảo vệ vết thương khỏi bị ô nhiễm thêm, cầm máu tại vết thương, bảo vệ vết thương.

Nguyên tắc băng: Băng kín, không bỏ sót vết thương; băng đủ chặt; không làm ô nhiễm vết thương; băng sớm.

Khi sử dụng băng cuộn (băng cá nhân) có thê băng theo các kiêu: Băng vòng tròn, băng vòng xoắn (xoắn ốc, rắn cuốn), băng số 8, băng vòng xoắn có gấp nếp (chữ nhân), băng kiểu đặc biệt (băng đầu, trán). Thành thạo kiểu băng vòng xoắn và băng số 8 sẽ dễ dàng áp dụng vào băng cụ thê cho tất cả các vị trí trên cơ thẻ.

* Các kiểu băng cơ bản

Băng vòng xoắn:

Cách băng: Đặt ngửa cuộn băng, đưa cuộn băng đi nhiều vòng từ dưới lên trên theo hình xoắn kiểu lò xo hoặc như hình con rắn quấn quanh thân cây. Băng 2 — 3 vòng băng đầu tiên cuốn đè lên nhau đề giữ chặt đầu băng, các đường băng còn lại băng theo hướng từ dưới lên trên, vòng băng sau đè lên khoảng 2/3 vòng băng trước.

Áp dụng: Vùng vết thương ngực, bụng, cánh tay, đùi,... Băng vòng xoắn

Băng kiểu số 8:

Cách băng: Đặt ngửa cuộn băng, đưa cuộn băng vòng theo hình số 8 (hoặc hình hai vòng đối xứng). Băng 2 — 3 vòng băng đầu tiên cuốn đè lên nhau để giữ chặt, cố định đầu băng sau đó băng nhiều vòng quanh chi theo hình số 8, đường băng bắt chéo nhau mặt trước đoạn chỉ. Băng liên tiếp từ dưới lên trên nhiều vòng số 8, vòng băng sau đè lên 2/3 đường băng trước. Cứ như thế băng kín vết thương rồi buộc có định đầu còn lại của cuộn băng.

Áp dụng: Vùng vết thương ở vai, nách, bẹn, mông, cảng tay, gót chân, cảng chân, gối,...


3. Kĩ thuật cầm máu tạm thời 

Nếu không tiến hành cầm máu khẩn trương, sẽ rất đến tình trạng mất máu nhiều, gây sốc nặng và có thể dẫn tới tử vong. 

Trình bày nguyên tắc đặt garo:

- Ấn động mạch ở phía trên vết thương để tạm thời cầm máu.

- Lót vải hoặc gạc ở chỗ định đặt garô hoặc dùng ngay ống quần, ống tay áo để lót.

- Đặt garô và xoắn dần (nếu là dây vải), bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Khi đã xoắn vừa đủ chặt thì cố định que xoắn. Nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định.

- Băng ép vết thương và làm các thủ tục hành chính cần thiết.


4. kĩ thuật cố định gãy xương  

Mục đích và nguyên tắc cố định tạm thời gãy xương:

Mục đích: Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương. Giữ cho các đầu xương ổn định, phòng ngừa các tai biến.

Nguyên tắc: 

- Giảm đau trước khi cố định gãy xương

- Phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.

- Không đặt nẹp cứng sát vào chi thể.

- Không co kéo nắn chỉnh ổ gãy.

- Cố định nẹp vào chi tương đối chắc.

Những loại nẹp nào để cố định gãy xương: nẹp tre, nẹp Crame, nẹp gỗ,...


5. Kĩ thuật sơ cứu bỏng

Tách nạn nhân Cởi bỏ quần áo Ngâm vùng da bị khỏi vật cháy bén lửa bỏng vào nước sạch

Đưa đến cơ sở Giữ ấm cơ thể Bù nước nếu y tế gần nhất trong thời tiệt lạnh nạn nhân còn tỉnh

Lưu ý Không dùng đá Tránh làm vỡ Không bôi kem không dụi, cỗ gắng hoặc nước quá nốt phỏng hoặc bất kì chất gì lấy dị vật ra
lạnh dễ chườm lên vết thương


6. Hô hấp nhân tạo

Hô hấp nhân tạo là một cách làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở trong phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi người bị thương ngạt thở. Phương pháp hô hấp nhân tạo: Thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực, phương pháp Nin-sen (Nielsen), phương pháp Xin-vétstơ (Sylvester). Trong đó, ép tìm ngoài lồng ngực - thỏi ngạt là phương pháp dễ làm, hiệu quả cao.

Ép tim ngoài lồng ngực: Đặt người bị nạn nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Người cấp cứu quỳ hoặc đứng bên cạnh người bị nạn; đặt bàn tay vào chính giữa 1/2 dưới xương ức người bị nạn, hai tay đan vào nhau; duỗi thẳng khuỷu tay sao cho vai, cánh tay và cẳng tay vuông góc với lồng ngực người bị nạn. Tiền hành ép mạnh (ép sâu 5 — 6 cm), ép nhanh (tốc độ 100 — 120 nhịp/phút): Phương châm là: “Ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phòng lên hét sau mỗi lằn ép”.

Thỏi ngạt: Một tay bóp kín hai bên mũi, một tay đẩy mạnh cằm cho miệng hé ra, hít hơi thật mạnh rồi áp miệng mình sát miệng người bị nạn thôi ra mạnh. Làm liên tiếp như thế với nhịp độ 15 — 20 lằn/phút (khi thổi ngạt thì không ép tim).

Phối hợp ép tim và thổi ngạt theo chu kì 30:2 (ép tim 30 lần, sau đó ngừng ép, thỏi ngạt 2 lần). Sau mỗi 2 phút (khoảng 5 chu kì), ngừng ép tim để kiểm tra mạch (kiểm tra không quá 10 giây), nếu không có mạch, tiếp tục thực hiện các chu kì ép tim và thối ngạt như trên.

Nếu có thêm người cấp cứu, nên đổi vị trí người ép tim và người thôi ngạt sau mỗi 5 chu kì hoặc sau mỗi 2 phút để tránh bị mệt và tăng hiệu quả ép tim.


7. Kĩ thuật chuyên thương

Chuyên thương nhằm nhanh chóng đưa người bị thương đến nơi an toàn, đến cơ sở y tế để điều trị. Phương pháp chuyên thương phải thích hợp với yêu cầu của vết thương. Người bị thương gãy xương đùi, có vết thương cột sống phải được vận chuyển bằng cáng cứng. Chuyển người bị thương có thể bằng tay không (cõng, dìu, vác, bế,...) hoặc bằng cáng (cáng bạt, cáng võng,...).

Cấp cứu và chuyền thương là những kĩ thuật đầu tiên, rất quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu chữa sau này, góp phản tích cực vào việc cứu sống tính mạng người bị thương, giảm tỉ lệ tàn phế tới mức thấp nhất. Để làm tốt kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương, yêu cầu chúng ta phải nắm chắc cách xử lý các tai nạn thông Thường (bong gân, sai khớp, điện giật, đuối nước, ngất, rắn cắn, say nóng, say nắng) và luyện tập thành thạo các thao tác cơ bản: Kĩ thuật băng vết thương, kĩ thuật cầm máu tạm thời, kĩ thuật cố định tạm thời gãy xương, kĩ thuật sơ cứu bỏng, kĩ thuật hô hấp nhân tạo và cách chuyền thương.

>>> Xem trọn bộ: 

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy GDQP 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 29/09/2022 - Cập nhật : 15/11/2022

Tham khảo các bài học khác