logo

Sinh vật nhân thực là gì?

Câu hỏi: Sinh vật nhân thực là gì?

Lời giải:

Sinh vật nhân thực, còn gọi là sinh vật nhân chuẩn, sinh vật nhân điển hình hoặc sinh vật có nhân chính thức (danh pháp: Eukaryota hay Eukarya) là một sinh vật gồm các tế bào phức tạp, trong đó vật liệu di truyền được sắp đặt trong nhân có màng bao bọc. Eukaryote là chữ Latin có nghĩa là có nhân thật sự.

[CHUẨN NHẤT] Sinh vật nhân thực là gì?

Sinh vật nhân thực gồm có động vật, thực vật và nấm - hầu hết chúng là sinh vật đa bào - cũng như các nhóm đa dạng khác được gọi chung là nguyên sinh vật (đa số là sinh vật đơn bào, bao gồm động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh). Trái lại, các sinh vật khác, chẳng hạn như vi khuẩn, không có nhân và các cấu trúc tế bào phức tạp khác; những sinh vật như thế được gọi là sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân sơ (prokaryote). Sinh vật nhân thực có cùng một nguồn gốc và thường được xếp thành một siêu giới hoặc vực (domain).

Các sinh vật này thường lớn gấp 10 lần (về kích thước) so với sinh vật nhân sơ, do đó gấp khoảng 1000 lần về thể tích. Điểm khác biệt quan trọng giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là tế bào nhân thực có các xoang tế bào được chia nhỏ do các lớp màng tế bào để thực hiện các hoạt động trao đổi chất riêng biệt. Trong đó, điều tiến bộ nhất là việc hình thành nhân tế bào có hệ thống màng riêng để bảo vệ các phân tử DNA (?) của tế bào. Tế bào sinh vật nhân thực thường có những cấu trúc chuyên biệt để tiến hành các chức năng nhất định, gọi là các bào quan. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu ề đặc trưng sinh vật nhân thực và sinh sản ở vi sinh vật nhân thực là gì nhé!


1. Các đặc trưng gồm

Tế bào chất của sinh vật nhân chuẩn thường không nhìn thấy những thể hạt như ở sinh vật nhân sơ vì rằng phần lớn ribosome của chúng được bám trên mạng lưới nội chất.

Màng tế bào cũng có cấu trúc tương tự như ở sinh vật nhân sơ tuy nhiên thành phần cấu tạo chi tiết lại khác nhau một vài điểm nhỏ. Chỉ một số tế bào sinh vật nhân chuẩn có thành tế bào. 

Vật chất di truyền trong tế bào sinh vật nhân chuẩn thường gồm một hoặc một số phân tử ADN mạch thẳng, được cô đặc bởi các protein histone tạo nên cấu trúc nhiễm sắc thể. Mọi phân tử ADN được lưu giữ trong nhân tế bào với một lớp màng nhân bao bọc. Một số bào quan của sinh vật nhân chuẩn có chứa ADN riêng.

Một vài tế bào sinh vật nhân chuẩn có thể di chuyển nhờ tiêm mao hoặc tiên mao. Những tiên mao thường có cấu trúc phức tạp hơn so với sinh vật nhân sơ.


2. Sinh sản ở sinh vật nhân thực

Về mặt hình thức, sinh sản ở vi sinh vật nhân thực cũng tương tự như sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ (đều bao gồm các dạng : phân đôi, nảy chồi hoặc tạo thành bào tử) tuy nhiên về mặt bản chất, ngoài sinh sản vô tính như vi sinh vật nhân sơ, ở chúng còn xuất hiện cả sinh sản hữu tính.

2.1. Sinh sản bằng bào tử

   - Sinh sản bằng bào tử vô tính : nấm Mucor (bào tử kín), nấm Penicillium (bào tử trần), nấm sợi (bào tử áo), …

   - Sinh sản bằng bào tử hữu tính : nấm rơm (bào tử đảm), nấm sợi (bào tử tiếp hợp),…

2.2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi

   - Sinh sản bằng nảy chồi : nấm men rượu,…

   - Sinh sản bằng phân đôi : nấm men rượu rum, tảo lục, tảo mắt, trùng giày…


3. Giải một số bài tập liên quan 

Bài 1 (trang 13 sgk Sinh học 10): Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực?

a) Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.

b) Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

c) Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

d) Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật

Lời giải:

Đáp án B

Bài 2 (trang 13 sgk Sinh học 10): Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.

Lời giải:

Đặc điểm chính của các giới:

* Giới Khởi sinh: (là các vi khuẩn)

     + Là các sinh vật nhân sơ nhỏ bé, phần lớn có kích thước 1-5 µm

     + Môi trường sống: đa dạng (trong đất, trong nước, trong không khí, trong cơ thể sinh vật)

     + Phương thức sống: đa dạng (hoại sinh, kí sinh, tự dưỡng,…)

* Giới Nguyên sinh: gồm 3 thành phần

     + Tảo: sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, quang tự dưỡng, sống trong nước.

     + Nấm nhầy: sinh vật nhân thực, cơ thể tồn tại ở 2 pha (đơn bào giống amip và hợp bào là khối chất nguyên sinh nhầy, có nhiều nhân), dị dưỡng, hoại sinh.

     + Động vật nguyên sinh: sinh vật nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

* Giới Nấm:

     + Là sinh vật nhân thực

     + Cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi

     + Phần lớn tế bào chứa kitin, không có lục lạp

     + Sinh sản bằng vô tính (nhờ bào tử) hoặc hữu tính

     + Sống dị dưỡng: kí sinh, cộng sinh, hoại sinh

Bài 3 (trang 13 sgk Sinh học 10): Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?

a) Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng

b) Giới Thực vật gồm những sinh vật sống cố định, cảm ứng chậm; giới Động vật gồm những sinh vật cảm ứng nhanh và có khả năng di chuyển.

c) Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm 7 ngành chính.

d) Cả a và b.

Lời giải:

Đáp án D

icon-date
Xuất bản : 05/08/2021 - Cập nhật : 05/08/2021