logo

Sáng kiến kinh nghiệm giải toán có lời văn lớp 5


PHẦN I: MỞ ĐẦU

          Thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 5, tôi nhận thấy học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường chưa đọc kĩ đề bài và hay nhầm lẫn giữa các dạng toán, chưa biết phân tích câu từ, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán. Hầu hết các em chỉ thích làm toán tương tự. Bên cạnh đó, vẫn còn một số bộ phận giáo viên chưa chú ý phân tích và khai thác triệt để mục tiêu mỗi bài tập rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh nên kết quả giải toán có lời văn còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán có lời văn là một vấn đề vô cùng cần thiết. Nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ dẫn đến hậu quả học sinh không giải được các bài toán có lời văn.Vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức cho HS.

          Là một giáo viên đã có 6 năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 5, qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút ra được: “Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán có lời văn”nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên.


PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN

          Việc vận dụng phương pháp cải tiến để hướng dẫn giải toán có lời văn là nhiệm vụ của người giáo viên trong nhà trường Tiểu học. Nhưng không phải giáo viên nào cũng thực hiện thành công. Muốn thành công mỗi giáo viên Tiểu học phải tinh thông về chuyên môn, có kiến thức vững vàng để vận dụng đa dạng hóa phương pháp, phải biết sáng tạo, đổi mới cách dạy, cách rèn cho học sinh đạt được chất lượng cao nhất. Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải các bài toán có lời văn được thực hiện cụ thể như sau:


1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dạng toán có lời văn trong chương trình :

Để hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của bài toán có lời văn thì giáo viên cần giúp học sinh:

+ Nắm được các dạng toán có lời văn điển hình ở lớp 5 là :

- Ôn về dạng tìm số trung bình cộng.

- Giải toán về tỉ số phần trăm.

- Ôn tập tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.

- Ôn tập tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.

- Ôn tập tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.

- Bài toán về đại lượng tỉ lệ .

- Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích một số hình tam giác, hình thang, hình tròn,..).

+ Giúp các em hiểu rõ 3 yếu tố cơ bản của bài toán:

- Dữ kiện là cái đã cho, đã biết.

-  Ẩn là cái phải tìm, cần tính toán.

- Điều kiện là quan hệ giữa dữ kiện và ẩn số.

+ Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài toán.

          Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu hiểu được các từ, cụm từ quan trọng được diễn đạt bằng nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ : “số học sinh nam bằng 1/2 số học sinh nữ ” cũng có nghĩa là “số học sinh nữ gấp 2 lần số học sinh nam”; “đáy nhỏ bằng 2/3 đáy lớn” cũng có nghĩa là  “đáy lớn gấp 1,5 lần đáy nhỏ ”.Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa của đề, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp:  “Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì?”

          Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm  để giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn “phép chia” nếu bài toán yêu cầu tìm“ , ”.Chọn “phép trừ” nếu “bớt” hoặc “tìm phần còn lại” hay là “lấy ra”. Chọn “phép nhân” nếu “gấp đôi, gấp ba”.Đối với những dạng bài tập trừu tượng, tôi dùng phương pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh hoạ để các em hiểu và khắc sâu kiến thức hơn.

+ Khi giải các bài toán ở dạng trên cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1 : Đọc và nghiên cứu kỹ đề bài.
  • Bước 2 : Thiết lập kế hoạch giải.
  • Bước 3 : Trình bày lời giải.
  • Bước 4 : Thử lại kết quả.

+ Để đảm bảo phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh khi giải toán có lời văn thì người giáo viên cần chú ý như sau:

- Trong quá trình dạy giải toán cho học sinh, giáo viên không nên dẫn dắt quá sâu mà nên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, trao đổi với bạn, nhóm bạn để tìm ra cách giải toán.

- Giúp học sinh hiểu và nắm được các dạng bài và biết vận dụng các quy tắc để làm bài tốt. Quan trọng hơn các em phải có sự chuẩn bị bài ở nhà chu đáo trước khi đến lớp để chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả cao.

- Học sinh tự sửa bài tập của mình bằng cách đối chiếu với bài của bạn, đối chiếu trên bảng. Tự kiểm tra, đánh giá bài làm của mình và của bạn.

- Đối với những dạng toán về hình học, có những dạng bài không vẽ hình cho trước nên giáo viên cần nhắc các em đọc kĩ yêu cầu của bài, sau đó tự vẽ hình và quan sát thì sẽ dễ dàng tìm ra nhanh được cách giải.

* Ví dụ: Một thửa ruộng hình thang có diện tích 1230m2 và có đáy bé kém đáy lớn 23m. Người ta kéo dài đáy bé thêm 15m và kéo dài đáy lớn thêm 4m về cùng một phía để được hình thang mới. Diện tích hình thang mới này bằng diện tích của một hình chữ nhật có chiều rộng 20m, chiều dài 41m. Hãy tính đáy bé, đáy lớn của thửa ruộng hình thang ban đầu.

 - Giáo viên cần thường xuyên kiểm tra, nhận xét bài làm của học sinh để nhận ra sự tiến bộ của các em, biểu dương khích lệ các em kịp thời.

1.1. Dạng 1: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó

Ví dụ: Năm nay chị 18 tuổi và em 9 tuổi. Hỏi cách đây mấy năm thì tuổi chị gấp 4 lần tuổi em?

Các bước tôi thực hiện khi hướng dẫn học sinh “Biết hiệu và tỉ số tuổi của hai người”

* Bước 1: Đọc, phân tích bài toán.

1. Bài toán cho biết gì? (Năm nay chị18 tuổi và em 9 tuổi) .

2. Bài toán hỏi gì? (Cách đây mấy năm thì tuổi chị gấp 4 lần tuổi em?)

3. Bài toán thuộc dạng toán gì? (bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số tuổi của hai người).

* Bước 2 : Thiết lập kế hoạch giải.

- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng để biểu diễn hiệu và tỉ số tuổi của hai người ở thời điểm đã cho.

- Giúp học sinh nhận ra rằng hiệu số tuổi của hai người bằng hiệu số phần bằng nhau trên sơ đồ đoạn thẳng.

- Yêu cầu tìm số tuổi ứng với một phần bằng nhau trên sơ đồ.

- Tìm số tuổi của mỗi người.

- Lấy tuổi hiện tại(năm nay) của chị hoặc em trừ  đi tuổi trước đây của chị hoặc em.

* Bước 3 : Trình bày lời giải.

Bài giải

Hiệu số tuổi của chị và em là:18 – 9 = 9 (tuổi)

Vì hiệu số tuổi của hai chị em không thay đổi theo thời gian nên theo đề bài ta có sơ đồ biểu thị tuổi chị và tuổi em khi tuổi chị gấp 4 lần tuổi em:

Sáng kiến kinh nghiệm giải toán có lời văn lớp 5 hay nhất

Tuổi em khi tuổi chị gấp 4 lần tuổi em là:

9 : ( 4 – 1 ) = 3 (tuổi)

Thời gian từ khi tuổi chị gấp 4 lần tuổi em cho đến nay là:

9 – 3 = 6 (năm)

   Đáp số: 6 năm.

* Bước 4 : Thử lại kết quả:

- Tuổi chị cách đây 6 năm là: 18 – 6 = 12( tuổi).

- Tuổi em cách đây 6 năm là: 9 – 6 = 3( tuổi).

- Tuổi chị gấp tuổi em là: 12 : 3 = 4( tuổi).

          Như vậy cách đây 6 năm tuổi chị gấp 4 lần tuổi em, đúng với yêu cầu của bài.

          Qua các thao tác giải trên đã hình thành kĩ năng tìm hiểu và giải bài toán có lời văn ở dạng đơn giản dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Đối với học sinh lớp 5 để các em có lòng tự tin hơn vào kết quả của mình giáo viên cần hướng dẫn học sinh kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải của học sinh bằng cách:

- Kiểm tra việc viết số liệu và sử dụng các dữ kiện.

- Xem lại việc chọn và thực hiện phép tính.

- Đánh giá và chọn cách giải quyết phù hợp nhất.

 

Xem tiếp file đầy đủ tại đây:

icon-date
Xuất bản : 21/05/2021 - Cập nhật : 21/05/2021

Tham khảo các bài học khác