logo

Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học có đáp án đầy đủ nhất.


Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 1 - Cơ bản

Câu 1: Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học có thể chia thành hai loại chính là nghiên cứu?

A. Nghiên cứu cơ bản

B. Nghiên cứu ứng dụng

C. Cả A và B

D. Đáp án khác

Giải thích:

Để nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng, nguồn gốc, tiến hóa và sự phân bố của các sinh vật các nhà sinh học nghiên cứu chia thành hai loại nghiên cứu sinh học chính:

- Nghiên cứu cơ bản tập trung tìm hiểu cấu trúc của các cấp độ tổ chức sống, phân loại, cách thức vận hành và tiến hóa của thế giới sống gồm: Sinh học tế bào, sinh học phân tử, sinh lý - Sinh hóa, sinh học phân loại.

- Nghiên cứu ứng dụng khám phá thế giới sống tìm các cách đưa những phát kiến mới về sinh học ứng dụng vào thực tiễn đời sống gồm: Công nghệ sinh học, ứng dụng của công nghệ sinh học.

[Sách mới] Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Kết nối tri thức: Giới thiệu khái quát môn sinh học

Câu 2:  Đâu là nhóm ngành sinh học cơ bản có vai trò quan trọng đối với đời sống con người

A. Y học

B. Dược học

C. Pháp y

D. Cả 3 đáp án trên. 

Câu 3: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế?​

A. Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao.

B. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.

C. Góp phần xây dựng chính sách môi trường.

D. Đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

Giải thích:

Trong đời sống con người, sinh học có những vai trò sau:

- Sinh học cung cấp kiến thức để vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.

- Sinh học tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.

Vậy vai trò của Sinh học trong phát triển kinh tế là: Giúp tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao. 

Câu 4: Ở góc độ môn học trong Chương trình Giáo dục phổ thông, hãy cho biết lớp 12 nghiên cứu nội dung nào?

A. Di truyền học, tiến hoá

B. Di truyền học, tiến hoá và sinh thái học.

C. Sinh học cơ thể, sinh thái học.

D. Sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.

Câu 5: Nội dung chương trình sinh học THPT lớp 11 nghiên cứu lĩnh vực nào?

A. Sinh học tế bào và thế giới sinh vật

B. Sinh học tế bào và sinh thái học

C. Sinh học cơ thể

D. Sinh học tế bào và sinh học cơ thể

Giải thích:

- Trong chương trình môn Sinh học ở Chương trình Giáo dục phổ thông, nghiên cứu sinh học theo các lĩnh vực phân chia dựa trên các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

+ Lớp 10 tìm hiểu về sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.

+ Lớp 11 nghiên cứu sinh học cơ thể.

+ Lớp 12 nghiên cứu di truyền học, tiến hoá và sinh thái học.

Vậy lớp 11 nội dung chương trình sinh học nghiên cứu về sinh học cơ thể

Câu 6: Theo phân chia cấp THPT ở lớp 10 các em sẽ được tìm hiểu lĩnh vực nào của sinh học?

A. Sinh học cơ thể và sinh học tế bào

B. Sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật

C. Di truyền học, tiến hóa và sinh thái học

D. Di truyền học, tiến hóa

Giải thích:

Theo chương trình phân chia cấp THPT, ở lớp 10 học sinh sẽ được tìm hiểu về sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật; lớp 11 nghiên cứu sinh học cơ thể; lớp 12 nghiên cứu di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.

Vậy đối với lớp 10, học sinh sẽ được tìm hiểu lĩnh vực sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật

Câu 7: Sinh học không có vai trò nào sau đây?

A. Giảm tỉ lệ bệnh tật, gia tăng đáng kể tuổi thọ của con người.

B. Bồi đắp thái độ tôn trọng, yêu quý và giữ gìn sự đa dạng sinh giới.

C. Ổn định tình hình chính trị và hòa bình trên thế giới.

D. Cải thiện kết quả học tập của bản thân.

Câu 8: Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản tập trung vào tìm hiểu những đặc điểm nào của thế giới sống?

A. Cấu trúc, phân loại

B. Cách thức vận hành

C. Tiến hóa

D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích:

Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản tập trung tìm hiểu những đặc điểm như: cấu trúc của các cấp độ tổ chức sống, phân loại, cách thức vận hành và tiến hoá của thế giới sống,một số đặc điểm đó gồm: Sinh học tế bào, sinh học phân tử, sinh lý - Sinh hóa, sinh học phân loại.

Câu 9: Đâu là những hành động của con người không có tác động xấu đến sự phát triển bền vững?

A. Chặt phá rừng, thải các chất khí vào bầu khí quyển

B. Săn bắn động vật hoang dã

C. Khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên

D. Sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng hóa thạch

Giải thích:

Sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng hoá thạch là những hành động của con người có tác động tốt đến sự phát triển bền vững. Những việc làm như chặt phá rừng, thải các chất khí vào bầu khí quyển, săn bắn động vật hoang dã, khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên là những nguyên nhân gây tác động xấu đến sự phát triển bền vững của môi trường.

Câu 10: Đâu là vai trò của ứng dụng sinh học trong công nghệ chế biến thực phẩm?

A. Sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống

B. Sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao

C. Sản xuất nhiều giống cây trồng

D. Sản xuất nhiều giống vật nuôi mới

Giải thích:

Ứng dụng sinh học trong công nghệ chế biến thực phẩm có vai trò quan trọng bởi nó có thể sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao như sữa chua và các sản phẩm lên men khác. Với các kỹ thuật sinh học có thể được sử dụng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ vào trong chúng. Ứng dụng sinh học còn giúp tạo ra các sản phẩm thực phẩm mới như thực phẩm chức năng và các sản phẩm có tính chất chống oxy hóa và chống viêm,…


Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 1 - Nâng cao

Câu 11: Ứng dụng sinh học để giải trình tự DNA nhằm mục đích gì?

A. Xác định nhân thân

B. Xác định quan hệ huyết thống

C. Cả A và B

D. Không có ứng dụng

Giải thích:

Giải trình tự gen là việc xác định thứ tự của các khối cấu tạo hoá học, được gọi là bazơ, tạo nên phân tử DNA, ứng dụng của việc giải trình tự DNA nhằm mục đích:

- Qua ứng dụng sinh học để giải trình tự DNA, các chuyên gia sinh học có thể xác định nhân thân của một người với độ chính xác rất cao. 

- Việc giải mã trình tự DNA cũng cho phép xác định quan hệ huyết thống giữa người với người.

Câu 12: Phát triển bền vững là sự phát triển

A. Đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.

B. Đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng chỉ làm tổn hại nhỏ đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.

C. Tăng cường nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.

D. Tăng cường nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng chỉ làm tổn hại nhỏ đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây thể hiện vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững?

A. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp học tập và làm việc hiệu quả.

B. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc.

C. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp nâng cao tuổi thọ và sức khỏe của con người.

D. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Câu 14: Nhóm sản phẩm nào sau đây có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học?

A. Nước tẩy Javen, bột giặt sinh học.

B. Thuốc kháng sinh, thực phẩm lên men.

C. Vaccine, thuốc trừ sâu hóa học.

D. Nước muối sinh lí, men tiêu hóa.

Câu 15: Chúng ta cần phân loại rác thải và hạn chế sử dụng sản phẩm làm phát sinh rác thải nhựa nhằm

A. Tiết kiệm chi phí tiêu dùng cho người sử dụng.

B. Đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.

C. Tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

D. Tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về đạo đức sinh học.

Câu 16: Hoạt động nào dưới đây có thể gây nên mối lo ngại của xã hội về đạo đức sinh học?

A. Việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi.

B. Việc chẩn đoán giai đoạn phát triển của bệnh.

C. Việc chẩn đoán khả năng sinh sản của con người.

D. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai.

Câu 17: Hãy cho biết: Sự kết hợp giữa sinh học và tin học mang lại những triển vọng gì trong tương lai

A. hạn chế sinh vật làm thí nghiệm

B. Kết hợp với khoa học trái đất, khoa học vũ trụ

C. Cả A và B

D. Đáp án khác

Câu 18: Hãy cho biết phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến yếu tố nào của các thế hệ tương lai?

A. khả năng tiếp cận

B. nhu cầu phát triển

C. Cả A và B

D. A hoặc B

Câu 19: Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khám phá thế giới sống tìm cách đưa ra phát kiến mới về điều gì?

A. Sinh học ứng dụng

B. Sinh học chuyên sâu

C. Sinh học tế bào

D. Sinh học khác

Giải thích:

Trong hai lĩnh vực nghiên cứu sinh học, lĩnh vực sinh học ứng dụng là lĩnh vực nghiên cứu khám phá về thế giới sống và tìm những cách đưa nhiều phát kiến mới về sinh học ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống hiện nay. 

Câu 20: Ngành nào dưới đây được đánh giá là "ngành học của tương lai"?​

A. Công nghệ sinh học.

B. Dược học.

C. Chăn nuôi.

D. Quản lí tài nguyên rừng.

Giải thích:

Công nghệ sinh học là một ngành về những loại công nghệ khai thác hoạt động sống của sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp, ngành học này đóng vai trò tiên phong cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành kinh tế - kĩ thuật. Ngành học này mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, y tế... Vậy công nghệ sinh học có thể coi là ngành học của tương lai. 

icon-date
Xuất bản : 10/09/2022 - Cập nhật : 21/04/2023