logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 19 Kết nối TT: Công nghệ tế bào

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Sinh 10 bài 19: Công nghệ tế bào chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Sinh 10 bài 18 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Sinh 10 Kết nối tri thức.

Bài 19: Công nghệ tế bào - KNTT

 >>> Tham khảo: Soạn Sinh 10 Bài 19: Công nghệ tế bào - KNTT


Sơ đồ tư duy Sinh 10 bài 19: Công nghệ tế bào

Sơ đồ tư duy Sinh 10 bài 19: Công nghệ tế bào

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 bài 19 Kết nối tri thức


I. Công nghệ tế bào động vật

1. Khái niệm

Là quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

2. Nguyên lí

Là nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng nguyên phân nhiều lần rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.

Tế bào gốc là những tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau.

Trong động vật, ngoại trừ tế bào gốc, phần lớn tế bào đã biệt hóa và không còn khả năng phân chia.

3. Thành tựu

Ba thành tựu nổi bật và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn của công nghệ tế bào động vật là: (1) Nhân bản vô tính vật nuôi; (2) Liệu pháp tế bào gốc và (3) Liệu pháp gene. 


II. Công nghệ tế bào thực vật

1. Khái niệm

Là quy trình công nghệ nuôi cấy các tế bào, mô thực vật ở điều kiện vô trùng để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm nhân giống.

2. Nguyên lí

Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành cây mới.

3. Thành tựu

a) Nuôi cấy mô tế bào

Các mô tế bào chuyên hóa được tách khỏi cây đưa vào ống nghiệm => Nuôi trong điều kiện vô trùng với đầy đủ dinh dưỡng và hormone => tạo thành mô sẹo (mô callus) => mô seo phân chia hình thành rễ, thân, lá và thành cây con.

b) Lai tế bào sinh dưỡng

Là kĩ thuật lai tế bào sinh dưỡng của hai loài khác nhau để tạo thành tế bào lai, sau đó đưa tế bào lai nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia thành cây lai.

c) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh

Hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh được nuôi cấy trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội hoặc lưỡng bội hóa và nuôi cấy để tạo cây hoàn chỉnh.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Sinh 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Sinh 10 bài 19: Công nghệ tế bào trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022