logo

[Sách mới] Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 13 Kết nối tri thức

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức KHTN 7 Bài 13 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK KHTN 7 Kết nối tri thức.

Bài 13: Độ to và độ cao của âm - Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm - KNTT


Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Độ to và biên độ của sóng âm

1. Biên độ gia động của nguồn âm, sóng âm

Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của vật.

=> Mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ của nguồn âm: biên độ càng lớn, nguồn âm phát ra càng mạnh và ngược lại, biên độ càng nhỏ thì nguồn âm phát ra càng bé

2. Độ to của âm

Biên độ sóng âm dao động càng lớn, âm càng to.

Ví dụ: Muốn tiếng trống, tiếng đàn to ta có thể đánh trống mạnh hoặc gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn, tiếng trống sẽ to. Vì khi ấy sẽ tạo ra biên độ dao động có sự thay đổi, càng lớn thì âm thanh phát ra càng to.


Độ cao và tần số của sóng âm

1. Tần số

Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tấn số là héc (Hertiz - tên của nhà vật lí người Đức,), kí hiệu là Hz. 

Ví dụ: Nếu trong 1 giây vật thực hiện được 30 dao động thi tấn số đao động của vật là 30 Hz.

2. Độ cao của âm

Khi nghe âm, ta thấy có âm cao (bổng), âm thấp (trầm).

Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy KHTN 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy KHTN 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. 

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 25/10/2023