logo

Sách mới Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 7 CTST: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Công nghệ 7 Bài 7 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

Bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng - Chân trời sáng tạo

>>> Tham khảo: Soạn Công nghệ 7 Bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng - Chân trời sáng tạo


Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Sách mới Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 7 CTST: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 7 Bài 7 Chân trời sáng tạo


1. Trồng rừng

Trồng rừng được áp dụng để mở rộng và tăng độ che phủ cho đất rừng. Trồng rừng bao gồm nhiều bước như: chuẩn bị cây con, làm đất trồng cây, trông, chăm sóc rừng sau khi trồng. Trồng rừng đúng thời vụ, đúng kĩ thuật giúp tỉ lệ cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Thời vụ trồng rừng giữ vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp  đến năng suất và chất lượng rừng trồng. Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa Xuân và mùa Thu; miền Trung và miền Nam thường trồng vào mùa mưa.

Khi trồng rừng, nên chọn những ngày có thời tiết tốt, râm mát, có mưa nhỏ, lặng gió và đất đủ ẩm.

a. Chuẩn bị

* Chuẩn bị cây con

Giống cây rừng chuẩn bị đem trồng gồm có cây con có bầu đất và cây con rễ trằn.

Sách mới Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 7 CTST: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

- Chuẩn bị cây giống bảo đảm số lượng và chất lượng giống tốt, Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, cây khoẻ, sinh trưởng, phát triển tốt, cân đối.

- Trồng ngay khi xuất cây con khỏi vườn ươm. Nếu chưa trồng ngay thì để cây con nơi thoáng mát, đất bằng phẳng và  đảm bảo đủ ẩm cho cây trong thời gian không quá 15 ngày.

* Làm đất cây trồng

Đào hố là cách làm đất được áp dụng phổ biến trong trồng rừng ở nước ta hiện nay. Việc đào hố được thực hiện theo các bước như sau:

- Sau khi vặt sạch cỏ chỗ đào hố, cuốc lớp đất màu để riêng một bên.

- Bón lót trộn phân bón với lớp đất màu theo tỉ lệ: 1kg phân hữu cơ (đã ủ hoai) + 0,1 kg super lân + 0,1 kg NPK cho 1 hố. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố.

- Lấp hố: nhặt bỏ cỏ, rễ cây, đá lẫn trong đất, cuốc thêm đất lấp cho đầy hố.

b. Trồng rừng bằng cây con

- Trồng rừng bằng cây con có bầu:

+ Ưu điểm: Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao, dễ vận chuyển đến nơi trồng

+ Nhược điểm: Đòi hỏi phải có kĩ thuật, diện tích để làm cho cây có sức đề kháng cao, tốn kém chi phí mua bao, mất nhiều thời gian và sức lực hơn.

Tác dụng của từng bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất:

Bước 1: Tạo lỗ trong hố trồng có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất để đảm bảo bầu đất được chôn lấp hết,  không bị lộ ra ngoài.

Bước 2: Rạch bỏ vỏ bầu: Để rễ phát triển thuận lợi hơn và dễ dàng cắm vào nguồn đất tự nhiên,đảm bảo hấp thu chất dinh dưỡng

Bước 3: Đặt bầu vào lỗ trong hố: Bắt đầu trồng cây.

Bước 4: Lấp và nén đất lần 1: Lấp đất có chứa phân bón để cây hấp thụ dinh dưỡng

Bước 5: Lấp và nén đất lần 2: Để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ.

Bước 6: Vun gốc: Để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng.

- Trồng rừng bằng cây con rễ trần:

+ Ưu điểm: Cây được tiếp xúc với điều kiện tự nhiên nhất, được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, ít tốn kém.

+ Nhược điểm: Chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước, tre, ...

Các thao tác kĩ thuật của phương pháp trồng rừng bằng cây con rễ trần:

+ Tạo lỗ trong hố trồng: để đặt vừa cây con vào hố.

+ Đặt cây con vào giữa hố, giữ thân cây thẳng đứng, rễ cọc không uốn cong, rễ ngang và rễ con phân bố tự nhiên, cổ rễ nằm ở dưới mặt đất khoảng 2 - 3cm

+ Dùng đất tơi nhuyễn lấp lần 1 và nén chặt xung quanh để giữ cân bằng cây.

+ Lấp và nén đất lần 2: lấp tới đường kính cổ rễ và nén kín gốc cây non để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ.

+ Vun gốc: vun đất cao hơn gốc cây để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố nước dễ dàng thoát, cây không bị ngập úng

c. Chăm sóc rừng sau khi trồng

Việc chăm sóc được thực hiện với các công việc như:

- Làm cỏ: Khi cây đã được trồng từ 1 đền 3 tháng, làm sạch cỏ xung quanh gốc cây.

- Xới đất, vun gốc: Độ sâu đất xới từ 8 đến 13 cm, khi xới cần tránh làm tổn thương rễ cây rừng mới trồng.

- Phát quang: Chặt bỏ các loài dây leo, cây hoang đại chèn ép cây rừng trồng

- Tỉa và trồng dặm: Nếu một hố có nhiều cây, chỉ nên giữ lại một cây khoẻ nhất. Ở hố có cây chết, phải trồng bổ sung cây cùng tuổi.


2. Bảo vệ rừng

a. Sự cần thiết phải bảo vệ rừng

Rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, phục vụ đời sống, sản xuất của con người. Vì vậy, việc phát triển rừng trồng cần kết hợp với bảo vệ rừng nhằm mục đích:

- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có

- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp ích  nguyên  cho đời sống và sản xuất của xã hội.

b. Biện pháp bảo vệ rừng

Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ, phát triển rừng;

Các địa phương, đơn vị, chủ rừng chủ động thực hiện các phương án tuần tra, canh gác, phòng cháy, chữa cháy rừng; chuẩn bị sẵn sàng máy móc, trang thiết bị dụng cụ chữa cháy. 

Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng; săn bắt, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản cũng như các loài động vật rừng bị cấm khai thác, săn bắt…

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 21/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022