logo

[Sách mới] Lý thuyết Tin 7 Bài 4 Cánh diều: Sắp xếp nổi bọt

Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 4 Cánh diều: Sắp xếp nổi bọt theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Tin học 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 4: Sắp xếp nổi bọt - Tin học 7 Cánh diều


1. Ý tưởng sắp xếp bằng cách đổi chỗ các phần tử liền kề

Ví dụ: Cho dãy 5 hộp kẹo với số lượng kẹo trong mỗi hộp khác nhau, tương ứng là:

Sách mới Lý thuyết Tin 7 Bài 4 Cánh diều: Sắp xếp nổi bọt

Robot đã thực hiện như sau:

Ở lượt thứ nhất, so sánh hai hộp đầu tiên, nếu số kẹo ở hộp đứng trước lớn hơn số kẹo ở hộp đứng sau thì đổi vị trí hai hộp này cho nhau. Tiếp tục làm như vậy với hộp thứ hai và thứ ba, với hộp thứ ba và thứ tư,... cho đền hết dãy hộp kẹo là hết một lượt. Sau khi thực hiện các thao tác như vậy, hộp cuối cùng là hộp chứa nhiều kẹo nhất.

Tiếp tục các lượt thứ hai, thứ ba theo cách như lượt thứ nhất, cứ lặp lại như vậy cho đên khi gặp một lượt mà suốt cả lượt đó robot không phải đổi chỗ hai hộp nào thì dãy đã được sắp xếp xong, robot kết thúc công việc.

Sách mới Lý thuyết Tin 7 Bài 4 Cánh diều: Sắp xếp nổi bọt

Hình 4.1: Mô phỏng sắp xếp bằng đổi chỗ các phần tử liền kề


2. Thuật toán sắp xếp nổi bọt

Trong ví dụ trên, robot thực hiện số lượt di chuyển từ đầu đến cuối dãy để so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề nếu chưa đúng thứ tự.

Ở mỗi lượt, robot thực hiện:

- Xuất phát từ đầu dãy, i = 1, xét cặp (a1, a2), nếu a1 > a2 (trái thứ tự mong muốn) thì đổi chỗ cho nhau; trái lại không cần làm gì.

- Dịch sang phải một vị trí, xét cặp (a2, a3); so sánh và đổi chỗ nếu cần.

- Quá trình tiếp tục, dịch sang phải một vị trí, xét cặp (ai+1, ai+2), so sánh và đổi chỗ nếu cần thiết.

- Khi hết dãy thì xong một lượt xét các cặp số kề nhau để đổi chỗ.

Nếu dãy chưa được sắp xếp đúng thứ tự thì trong dãy sẽ còn cặp phần tử liền kề không đúng thứ tự. Như vậy robot sẽ phải thực hiện cho đến khi không còn cặp liền kề (ai, ai+1) trái mong muốn nữa.

- Kết luận: Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện nhiều lượt so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề cho đến khi không còn bất kì cặp phần tử liền kề (ai, ai+1) nào trái thứ tự mong muốn.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Tin 7 ngắn gọn Cánh Diều

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 4 Cánh diều: Sắp xếp nổi bọt trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022