logo

[Sách mới] Lý thuyết Tin 7 Bài 3: Cánh diều Sắp xếp chọn

Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 3 Cánh diều: Sắp xếp chọn theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Tin học 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 3: Sắp xếp chọn - Tin học 7 Cánh diều


1. Ý tưởng sắp xếp bằng cách chọn dần

Ý tưởng giải quyết bài toán được thể hiện qua ví dụ sau:

Ví dụ: Giả sử cần đổi chỗ các số hạng trong dãy số 55, 19, 42, 94, 18, 67 để tạo ra được dãy có thứ tự giảm dần.

Sách mới Lý thuyết Tin 7 Bài 3: Cánh diều Sắp xếp chọn

Bước 1. Số lớn nhất trong dãy số (94) cần được chuyển về vị trí thứ nhất trong dãy, do đó đổi chỗ 94 và 55, dãy còn lại là: 19, 42, 55, 18, 67.

Bước 2. Số lớn nhất trong dãy là 67 chuyển về đầu dãy này, do đó đổi chỗ 67 với 19, dãy còn lại chưa được sắp xếp là 42, 55, 18, 19.

Tiếp tục lặp lại việc “Chọn số lớn nhất và đổi chỗ cho nói với số đứng đầu dãy”, cho đến khi hết dãy ban đầu.


2. Thuật toán sắp xếp chọn

Bài toán sắp xếp đặt ra như sau:

Đầu vào: Dãy số a1, a2, …, an gọi là dãy (a).

Đầu ra: Dãy số  gồm các dãy số (a) những thứ tự giảm dần.

Thuật toán gồm một vòng lặp n – 1 lần, mỗi lần lặp nhằm đưa số của dãy vào đúng vị trí mong muốn.

Sách mới Lý thuyết Tin 7 Bài 3: Cánh diều Sắp xếp chọn

Hình 3.2: Một mô tả thuật toán sắp xếp chọn

Thuật toán sắp xếp chọn (Selection Sort) thể hiện ý tưởng đã nêu ở mục 1 trên đây. Thuật toán gồm một vòng lặp n —1 lần. Mỗi bước lặp nhằm đưa một số của dãy vào đúng vị trí mong muốn (tức là vị trí của nó trong dãy kết quả), để làm được điều đó, ở mỗi bước lặp cần thực hiện chọn số lớn nhất trong dãy số còn lại chưa sắp xếp và đưa nó về đầu dãy này bằng cách đổi chỗ nó với số đứng ở đầu dãy. 

Trong minh họa ở Hình 1, sau mỗi bước: Dãy số trong các ô màu trắng bên phải ở mỗi dòng là dãy còn lại chưa được sắp xếp, các số trong các ô màu xanh bên trái ở mỗi dòng đã ở đúng vị trí cần có trong dãy kết quả. Sau n -1 lần lặp thì tất cả các số trong dãy (a) đã ở đúng vị trí mong muốn và dãy đã được sắp xếp giảm dần.


3. Bài toán sắp xếp

Sắp xếp là bài toán cơ sở trong tin học. Duy trì dữ liệu được sắp xếp đúng thứ tự sẽ làm giảm đáng kể thời gian tìm kiếm dữ liệu.

Khi phát biểu bài toán cần xác định rõ:

- Dãy đầu vào: Sắp xếp những gì?

- Tiêu chí: Sắp xếp theo cái gì? Thứ tự tăng dần hay giảm dần?

Ví dụ: Sắp xếp danh sách kết quả điểm kiểm tra môn Tin học theo thứ tự từ cao xuống thấp là bài toán sắp xếp. Tiêu chí là điểm kiểm tra theo thứ tự giảm dần.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Tin 7 ngắn gọn Cánh Diều

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 3 Cánh diều: Sắp xếp chọn trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022