logo

[Sách mới] Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 CTST: Ngành thủy sản ở Việt Nam

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 CTST: Ngành thủy sản ở Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Công nghệ 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam - Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

>>> Tham khảo: Soạn Công nghệ 7 Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo


1. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam

- Cung cấp thực phẩm cho con người

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác

- Xuất khẩu thủy sản

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động

- Bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.

[Sách mới] Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 CTST: Ngành thủy sản ở Việt Nam

2. Một số thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam


2.1 Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam

- Thủy sản nước mặn: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km với 28/63 tỉnh thành phố giáp biển, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km Biển nước ta có nhiều vịnh, hải đảo nên thuận lợi cho việc nuôi nhiều loại thủy sản có giá trị như cá biển, tôm hùm, đồi mồi, ngọc trai,..

- Thủy sản nước lợ: Thủy vực nước lợ ven biển, vùng triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi cá lồng bè, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, sò, cua, nghêu, ốc,...

- Thủy sản nước ngọt: Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ chứa, ao đầm,... là vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt quan trọng của nước ta. Một số loại thủy sản nước ngọt được nuôi ở Việt Nam như: cá tra, cá basa, cá chép, cá mè, cá lăng, cá trắm, cá trôi, cá rô phi, tôm càng xanh, cá bống tượng....

[Sách mới] Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 CTST: Ngành thủy sản ở Việt Nam

2.2. Một số thủy sản có giá trị cao ở Việt nam

a. Tôm

- Là thủy sản được xuất khẩu nhiều ở Việt Nam, có giá trị kinh tế cao.

- Đặc điểm: ăn tạp, lớn nhanh

- Các giống tôm:

+ Tôm càng xanh: sống ở môi trường nước ngọt

+ Tôm sú và tôm thẻ chân trắng: sống ở môi trường nước lợ

+ Tôm hùm: sống ở môi trường nước mặn.

b. Cá nước ngọt

- Các loại: cá tra, cá basa

- Nuôi để xuất khẩu

- Đặc điểm: Da trơn, thịt trắng, hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hóa.

c. Cá biển

- Các loại cá: cá song, cá giò, cá vược, …

- Được nuôi ở các lồng bè ven biển hoặc các vùng vịnh

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 CTST: Ngành thủy sản ở Việt Nam trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 08/10/2022