logo

S là kim loại hay phi kim

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “S là kim loại hay phi kim” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Hóa học. 


Trả lời câu hỏi: S là kim loại hay phi kim

- Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến hiện nay.

- Lưu huỳnh dạng đơn chất có thể tìm thấy ở gần các suối nước nóng và các khu vực núi lửa tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương.

- Hiện nay chúng được sử dụng chủ yếu trong các loại phân bón hay trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt nấm…

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Lưu huỳnh (S) dưới đây nhé.


Kiến thức mở rộng về Lưu huỳnh (S)


1. Lưu huỳnh (S) là gì?

- Lưu huỳnh còn có tên gọi khác là Sulfur, là một nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn, có ký hiệu là S và có số nguyên tử là 16.

- Nguyên tố này là một phi kim phổ biến, không mùi, không vị và có nhiều hoá trị.

- Dạng gốc của phi kim này là chất rắn kết tinh màu vàng chanh.

- Trong tự nhiên, phi kim này có thể tìm thấy ở dạng đơn chất hoặc trong các khoáng chất sulfua và sulfat.

- Lưu huỳnh được xem là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống và chúng được tìm thấy trong 2 axit amin. Trong thương mại, chúng được sử dụng trong phân bón hoặc dùng trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm,..

- Vị trí: Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA

- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p4

- Độ âm điện: 2,58


2. Ứng dụng của lưu huỳnh

Lưu huỳnh được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp, là một trong số những nguyên tố rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Vậy chủ yếu ứng dụng của lưu huỳnh là gì?

+ Dùng để sản xuất axit sunfuric.

+ Dùng trong lưu hoá cao su, bột giặt, thuốc diệt nấm, ắc quy và sản xuất phân bón.

Lưu huỳnh được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp

+ S còn được dùng làm chất bảo quản, làm trắng giấy và làm khô hoa quả.

+ Bản chất dễ cháy nên dùng trong sản xuất thuốc súng, diêm, pháo hoa.

+ Lưu huỳnh khi nóng chảy dùng để trang trí, tạo lớp khảm ở đồ gỗ.


3. Điều chế lưu huỳnh

Như đã nói ở trên thì lưu huỳnh trong tự nhiên gồm 2 dạng cơ bản sau:

+ Đơn chất: Lưu huỳnh có trong các mỏ lưu huỳnh và các mỏ này chủ yếu gần các miệng núi lửa, suối nước nóng…

+ Hợp chất: muối sunfat, muối sunfua,… như Na2SO4.10H2O; CaSO4.2H2O (thạch cao); MgSO4.7H2O (muối chát)

Khi khai thác lưu huỳnh từ các mỏ: người ta dùng thiết bị đặc biệt để nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ làm lưu huỳnh nóng chảy và đẩy lên mặt đất. Sau đó lưu huỳnh được tách ra khỏi các tạp chất.

Phương trình phản ứng:

2H2S  +  O2(thiếu)  →  H2O  +  2S

2H2S  +  SO2  →   2H2O  + 3S

Ngoài ra S còn tồn tại ở dạng hợp chất, do đó người ta còn sản xuất lưu huỳnh từ các hợp chất chứa S như H2S, SO2 bằng cách:

+ Đốt H2S trong điều kiện thiếu oxi.

+ Dùng H2S để khử SO2.

icon-date
Xuất bản : 28/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022