logo

Quyền khai thác giá trị sử dụng tài sản được gọi là

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn GDCD 8 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là

A. quyền sử dụng.

B. quyền định đoạt.

C. quyền chiếm hữu.

D. quyền tranh chấp.

Trả lời: 

Đáp án: A. quyền sử dụng.

Giải thích: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là quyền sử dụng.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về quyền sử dụng nhé!


Kiến thức mở rộng về quyền sử dụng


1. Quyền sử dụng là gì?

- Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sử dụng được định nghĩa là: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. “Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”. Do đó, dưới quy định này có thể rút ra một nguyên tắc chung về quyền sử dụng tài sản đó là là “việc khai thác những giá trị sử dụng của tài sản nhằm để thoả mãn những nhu cầu về sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần cho bàn thân mình”.

Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là

- Người có quyền sử dụng bao gồm: chủ sở hữu tài sản, người không phải là chủ sở hữu tài sản được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định.


2. Nội dung về quyền sử dụng theo quy định pháp luật dân sự

- Điều 189 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc chung là “việc khai thác những giá trị sử dụng của tài sân nhằm để thoả mãn những nhu cầu vê sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần cho bàn thân mình”.

- Thực hiện quyền sử dụng còn là việc dựa vào tính năng của vật mà con người khai thác lợi ích vật chất của chúng để thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh.

- Ngoài ra, việc khai thác lợi ích vật chất của tài sản còn bao gồm cả việc thu nhận những kết quả của tài sản do tự nhiên mang lại như hưởng trứng do gia cầm đẻ ra, hoa quả trên cây, gia súc nhỏ do mẹ chúng sinh ra…

- Như vậy, việc sử dụng một tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có toàn quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo ý chí tùy nghi của mình. Thông thường, chủ sờ hữu trực tiếp sử dụng tài sản của mình nhưng có thể được chuyển giao cho người khác trên cơ sở một hợp đồng hợp pháp của chủ sở hữu.

- Trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức cũng có quyền sử dụng tài sản trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


3. Một số ví dụ về quyền sử dụng

- Ví dụ: Cơ quan, tổ chức sử dụng tài sản bị trưng dụng.

+ Do sự phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật nên có trường hợp chủ sở hữu không đủ trinh độ chuyên môn để sử dụng những tài sản là các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

- Ví dụ: Việc sử dụng máy vi tính, xe ô tô, các thiết bị kĩ thuật khác... Trong trường hợp này chủ sở hữu phải thông qua người thứ ba để thực hiện quyền sử dụng tài sản thì mới khai thác được các lợi ích vật chất, tính năng của tài sản.

+ Tóm lại: Quyền sử dụng là một quyền năng mà pháp luật quy định cho chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu hợp pháp) được phép sử dụng các tài sản của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hoặc sản xuất, kinh doanh nhưng việc sử dụng đó không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không được trái với đạo đức chung của xã hội.

+ Thông thường, khi chủ sở hữu muốn chuyển quyền sử dụng cho người khác thì phải chuyển luôn quyền chiếm hữu tài sản. Bởi lẽ, muốn khai thác công dụng của tài sản, trước hết người sử dụng phải thực hiện hành vi chiếm hữu. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có trường họp chủ sở hữu cho sử dụng tài sản mà không chuyển quyền chiếm hữu.

- Ví dụ: Cho thuê ô tô mà người lái xe là người làm công việc của chủ sở hữu. Người sử dụng máy vi tính ngay tại nhà của chủ sở hữu... Theo nghĩa hẹp nhất thì quyền chiếm hữu thường được coi là tiền đề của quyền sử dụng.

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 30/11/2022