logo

Quy nạp và diễn dịch

icon_facebook

Quy nạp là phương pháp tư duy đi từ cái riêng đến cái chung. Diễn dịch là phương pháp tư duy đi từ cái phổ biến đến cái cá biệt, từ cái chung đến cái riêng. Quy nạp và diễn dịch là tiền đề của nhau, bổ sung cho nhau. Để nắm rõ hơn về quy nạp và diễn dịch , mời bạn cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung dưới đây!


1. Quy nạp và diễn dịch là gì?

- Quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn.

Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm của từng cá thể lạc đà, từ đó rút ra kết luận về đặc điểm chung của loài lạc đà nói chung.

– Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung hơn.

Ví dụ: Với những kiến thức chung về loài hoa, ta đi tìm hiểu cụ thể về riêng loài hoa hồng.

Quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp tư duy dùng để nắm bắt sự vật, hiện tượng theo hai chiều hướng ngược nhau. Quy nạp đi từ cá biệt đến đặc thù, rồi đến phổ biến; diễn dịch đi từ phổ biến đến đặc thù, rồi đến cá biệt. Cơ sở của chúng là quan hệ biện chứng giữa cái cá biệt, đặc thù và phổ biến đang tồn tại khách quan. Trong logic hình thức, phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch đều có những hạn chế nhất định


2. Đặc điểm của phương pháp quy nạp và diễn dịch

a. Đặc điểm của phương pháp quy nạp

Quy nạp là quá trình rút ra nguyên lý chung từ sự quan sát một loạt những loại hình công ty tương tự, chung ngành nghề, chung quy mô hoặc là chung những khó khăn. Điều kiện khách quan của quy nạp là tính lặp lại được thống kê của một loạt các quy luật chung nào đó, ví dụ như số lượng công ty SMEs mới thành lập và tan rã trong vòng 03 năm chiếm đến hơn 90%.

Có hai loại quy nạp: Quy nạp hoàn toàn và Quy nạp không hoàn toàn.

+ Phương pháp quy nạp hoàn toàn có tiền đề bao chứa toàn bộ đối tượng của các vấn đề được nói đến, từ đó mà có thể rút ra kết luận chung có tính phổ biến về các loại hình doanh nghiệp nhất định như Start-up, ngành nhất định, quy mô nào đó, hoặc các vấn đề chung nào đó mà các doanh nghiệp thường đối mặt.

+ Phương pháp quy nạp không hoàn toàn trước hết là phương pháp quy nạp giản đơn. Phương pháp này thông qua quan sát nghiên cứu mà tìm ra một vấn đề nào đó có trong doanh nghiệp, vấn đề đó được lặp đi lặp lại nhiều lần và không có gì thay đổi. Từ đó rút ra kết luận các doanh nghiệp thuộc loại này đều có chung các vấn đề như vậy. Kết luận của phương pháp quy nạp giản đơn như vậy có thể là đúng mà cũng có thể là sai. Phương pháp quy nạp khoa học nghiên cứu lâu dài từ nhiều doanh nghiệp sẽ khắc phục được những hạn chế của quy nạp giản đơn.

Phương pháp quy nạp giúp cho việc khái quát kinh nghiệm thực tiễn về những cái riêng của nhiều doanh nghiệp để có được tri thức kết luận chung. Quy nạp đóng vai trò lớn lao trong việc khám phá ra quy luật, đề ra các giả thuyết và từ đó có thể có 1 vài công thức vận hành hữu hiệu cho các doanh nghiệp áp dụng.

Tuy vậy, quy nạp cũng có những hạn chế của nó, nhất là đối với loại quy nạp phổ thông theo lối liệt kê giản đơn. Vấn đề chung được rút ra bằng quy nạp từ một số doanh nghiệp lại có thể không có ở tất cả các doanh nghiệp khác cùng loại nếu nó không liên quan đến bản chất của vấn đề ví dụ như chủ doanh nghiệp (tham khảo DISC và Motivator) và do các điều kiện bên ngoài quy định. Quy nạp chưa thể xác định được các vấn đề đó là tất nhiên hay ngẫu nhiên.

Để khắc phục hạn chế của quy nạp, cần phải có diễn dịch và bổ sung bằng diễn dịch.

b. Đặc điểm của phương pháp diễn dịch

– Diễn dịch là quá trình vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng, rút ra kết luận riêng từ nguyên lý chung đã biết. Tuy nhiên, muốn rút ra kết luận đúng bằng con đường diễn dịch thì tiền đề phải đúng và phải tuân theo các quy tắc lô-gíc, phải có quan điểm lịch sử – cụ thể khi vận dụng cái chung vào cái riêng.

Quy nạp và diễn dịch

Phương pháp diễn dịch bao gồm ba bộ phận là: tiền đề, quy tắc suy luận logic và kết luận.

+ Tiền đề là những phán đoán đã biết, chúng là căn cứ và lý do để suy luận.

+ Quy tắc suy luận logic là kết cấu hình thức phải tuân theo trong quá trình suy luận. Kết luận là phán đoán được rút ra từ tiền đề theo những quy tác của logic, là kết quả của toàn bộ quá trình suy luận.

+ Kết luận của phương pháp diễn dịch tất nhiên đã ẩn chứa ỏ trong tiền để, nhưng không vì thế mà cho ràng phương pháp diễn dịch không mang lại điểu gì mới mẻ. Trên thực tê phương pháp diễn dịch đã góp phần xác định rõ kết luận và đã trả lời một cách trực tiếp điều mà tiền đề không trực tiếp trả lời. Như vậy, trên một ý nghĩa nhất định có thể nói đó là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết.

– Nếu quy nạp là phương pháp dùng để khái quát các sự kiện và tài liệu kinh nghiệm thì diễn dịch là phương thức xây dựng lý thuyết mở rộng. Phương pháp diễn dịch có ý nghĩa quan trọng đối với các khoa học lý thuyết như toán học…

Ngày nay, trên cơ sở diễn dịch, người ta xây dựng trong khoa học các phương pháp như phương pháp tiên đề, phương pháp giả thuyết – diễn dịch.

---------------------------

Như vậy, Top lời giải đã giải đáp câu hỏi Quy nạp và diễn dịch là gì? Và cung cấp kiến thức về quy nạp và diễn dịch. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 07/06/2022 - Cập nhật : 07/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads