Bảng 41.3: Bảng điền các nhân tố sinh thái trong lớp học
STT | Nhân tố sinh thái | Mức độ tác động |
1 | Ánh sáng | Đủ ánh sáng để đọc sách |
2 | ... |
Câu trả lời đúng nhất:
Bảng 41.3: Bảng điền các nhân tố sinh thái trong lớp học
STT | Nhân tố sinh thái | Mức tác động |
1 | Ánh sáng | Đủ ánh sáng để đọc sách |
2 | Nhiệt độ | Đảm bảo đủ ấm về mùa đông, mát về mùa hè |
3 | Nồng độ ôxi | Đảm bảo cung cấp đầy đủ ôxi cho học tập hiệu quả |
4 | Độ cao của bàn ghế | Đảm bảo phù hợp với lứa tuổi |
5 | Giáo viên giảng bài | Tác động tới học sinh, lắng nghe thầy cô giảng bài. |
6 | Bạn học ngồi cạnh nói chuyện trong giờ học | Nói chuyện trong giờ, không tập trung nghe giảng |
Để hiểu rõ hơn về những nhân tố sinh thái, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé:
Nhân tố sinh thái là nhân tố ở môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sống của sinh vật. Đây là một khái niệm trong sinh thái học, ở các ngôn ngữ khác được gọi là "ecological factor" (tiếng Anh), "facteur écologique" (tiếng Pháp,… đều dùng để chỉ một hay nhiều nhân tố (hoặc yếu tố) ở môi trường sống có tác động đến một hay nhiều sinh vật, còn gọi là nhân tố môi trường (environmental factor).
Trong môi trường, các nhân tố có thể bị tác động lẫn nhau bởi một hay nhiều nhân tố khác. Tất cả tạo thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. Theo thời gian, đa số các nhân tố đều có sự thay đổi dù ít hay nhiều.
Những tác động trên đã làm thay đổi đi tập tính của mọi sinh vật như: Ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng, mức độ sinh sản, mức độ phát triển... Từ những tác động của nhân tố sinh thái, nên các sinh vật đã thích nghi và tạo thành những đặc điểm riêng.
>>> Xem thêm: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái là những nhân tố tạo nên môi trường sống của sinh vật, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, được chia thành hai nhóm: nhóm các nhân tố vô sinh (vật lí, hóa học) và nhóm các nhân tố hữu sinh (người, sinh vật). Do đó, một hệ sinh thái bao giờ cũng gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
a. Nhân tố vô sinh:
Nhân tố vô sinh là những nhân tố về những tính chất hóa học, vật lý của những môi trường xung quanh sinh vật. Cụ thể gồm:
- Các chất vô cơ (nước, các loại khí, muối), ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió… Trong đó, các nhân tố khí hậu (chủ yếu là ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ v.v) có ảnh hưởng rất mạnh tới quần xã lên cả sinh cảnh
Các chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật: có thể kể đến mùn, bã, chất thải, lông rụng, xác rắn lột… Ở đây gọi tắt là "mùn, bã".
b. Nhân tố hữu sinh:
Đây là nhóm gồm các nhân tố sống có tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Bao gồm con người và các loại sinh vật. Nhân tố này còn được gọi là quần xã sinh vật với 3 nhóm chính như sau:
- Sinh vật sản xuất: Phổ biến nhất là các loại thực vật quang hợp, như cây xanh, tảo dưới nước, vi khuẩn có khả năng quang hợp. Chúng là những sinh vật sản xuất trong chuỗi thức ăn, ví dụ như thực vật trên cạn hoặc tảo trong nước (tương phản với sinh vật dị dưỡng, là những sinh vật tiêu thụ sinh vật tự dưỡng). Chúng không cần một nguồn năng lượng hoặc cacbon hữu cơ sống. Sinh vật tự dưỡng có thể oxy hóa khử cacbon dioxide để tạo ra các hợp chất hữu cơ cho quá trình sinh tổng hợp và cũng tạo ra một nguồn dự trữ năng lượng hóa học. Hầu hết sinh vật tự dưỡng sử dụng nước với vai trò là tác nhân khử, nhưng một số có thể sử dụng các hợp chất hydro khác ví dụ như hydro sulfide. Một số sinh vật tự dưỡng, ví dụ như thực vật và tảo, là sinh vật quang dưỡng, tức là chúng chuyển hóa năng lượng điện từ từ ánh sáng mặt trời thành hóa năng dưới dạng cacbon khử.
- Sinh vật tiêu thụ: Chủ yếu là các sinh vật dị dưỡng, bao gồm: động vật ăn thực vật, động vật ăn thực vật, động vật ăn mùn, bã. Sinh vật tiêu thụ đóng một vai trò quan trọng trong một hệ sinh thái ví dụ như là cân bằng chuỗi thức ăn bằng cách giữ cho số lượng thực vật ở một con số hợp lý. Không có sự cân bằng đúng đắn thì một hệ sinh thái có thể sụp đổ và gây ra giảm số lượng ở những loài bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn tới một hệ sinh thái bị đứt đoạn nghiêm trọng và một lưới tiêu thụ không hoạt động.
- Sinh vật phân giải: Chủ yếu là nấm và các loại vi khuẩn, có nhiệm vụ phân hủy chất hữu cơ thành vô cơ cần thiết cho sự phát triển hệ sinh thái. Sinh vật phân giải là sinh vật dị dưỡng, có nghĩa là chúng sử dụng các chất hữu cơ để lấy năng lượng, cacbon và dinh dưỡng để lớn lên và phát triển. Trong khi thuật ngữ sinh vật phân giải và sinh vật ăn mùn bã thường được dùng thay nhau, sinh vật ăn mùn bã phải tiêu hóa vật chất đã chết thông qua các quá trình bên trong, trong khi đó sinh vật phân giải có thể hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp thông qua các quá trình hóa học và sinh học, từ đó phân hủy các vật chất mà không cần tiêu hóa nó.
Trong các nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố được tách ra độc lập. Vì có sự tác động đến tự nhiên một cách có ý thức và quy mô đặc trưng. Đây cũng là nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường sinh thái và các loài sinh vật. Những hành động của con người có thể làm biến đổi điều kiện môi trường sống, sự sinh trưởng, phát triển của các loài động vật, thực vật. Con người sở hữu ý thức và trí thông minh hơn bất kỳ loài sinh vật nào khác.
-----------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về những nhân tố sinh thái, bổ sung kiến thức để trả lời câu hỏi những nhân tố sinh thái tác động đến việc học tập và sức khỏe của học sinh. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.