logo

Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất:

Tự tỉa ở thực vật là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng, dẫn đến những cá thể yếu không có khả năng cạnh tranh sẽ bị chết và bị tỉa. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cùng loài và khác loài. Hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng. 

Để hiểu rõ hơn về quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé.


1. Quan hệ cùng loài

- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.

- Các sinh vật tạo thành nhóm cá thể khi sống trong môi trường tự nhiên có lợi hơn. Ví dụ:

+ Thực vật sống thành nhóm khi có gió to sẽ cản bớt sức gió nên cây ít có khả năng bị ngã đổ hơn cây đứng riêng lẻ.

Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ

+ Động vật sống theo bầy đàn có khả năng tự vệ cao, chống lại kẻ thù, tìm kiếm thức ăn, di cư, … dễ dàng hơn.

- Các sinh vật trong nhóm cá thể có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

+ Chúng hỗ trợ nhau trong việc chống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường, …

+ Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao, …) các cá thể trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau.

Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ

Khi đó dẫn tới hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

>>> Xem thêm: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?


 2. Quan hệ khác loài

Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật còn được thể hiện trong mối quan hệ khác loài. Các sinh vật khác loài có quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối địch.

a. Quan hệ hỗ trợ khác loài

- Quan hệ hỗ trợ khác loài là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.

- Các mối quan hệ hỗ trợ khác loài điển hình gồm có: Cộng sinh, hội sinh.

* Quan hệ cộng sinh

- Trong mối quan hệ cộng sinh, có sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật, mỗi loài chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của loài kia.

- Ví dụ:

Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ

+ Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm trong địa y: Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo; tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng Mặt Trời tổng hợp nên các chất hữu cơ; nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.

+ Cộng sinh giữa kiến và rệp: Rệp sản xuất thức ăn có đường cho kiến, ngược lại, kiến chăm sóc và bảo vệ rệp trước những loài động vật ăn thịt.

* Quan hệ hội sinh

- Trong mối quan hệ hội sinh, có sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.

- Ví dụ:

+ Cá ép bám vào rùa biển: Cá ép được lợi vì được đưa đi xa còn rùa biển không có lợi cũng không có hại.

+ Cây phong lan bám trên thân cây gỗ lớn: Cây phong lan có lợi vì được được vươn lên cao lấy ánh sáng, cây gỗ lớn không có lợi cũng không có hại.

b. Quan hệ đối địch khác loài

- Trong mối quan hệ đối địch khác loài, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.

- Các mối quan hệ đối địch khác loài điển hình gồm có: Cạnh tranh, kí sinh – nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác.

* Quan hệ cạnh tranh

Các loài tranh giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở ...trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ thắng thế còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 đều bị hại.

- Ví dụ: Cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng ở thực vật; cạnh tranh giữa cú và chồn ở trong rừng, chúng cùng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn.Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

* Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh

Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. Sinh vật “kí sinh hoàn toàn” không có khả năng tự dưỡng, sinh vật “nửa kí sinh” vừa lấy các chất nuôi sống từ sinh vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.

Ví dụ:

Cây tầm gửi (sinh vật nửa kí sinh) kí sinh trên thân cây gỗ (sinh vật chủ); giun kí sinh trong cơ thể người.

* Sinh vật này ăn sinh vật khác

Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn, bao gồm : quan hệ giữa động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt (vật dữ - con mồi) và thực vật bắt sâu bọ.

Ví dụ:

+ Hươu, nai ăn cỏ ; hổ, báo ăn thịt hươu, nai; sói ăn thịt thỏ;  cây nắp ấm bắt ruồi.

+ Cây nắp ấm bắt côn trùng.

+ Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.

-------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn giải thích cho câu hỏi " Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?" và tìm hiểu thêm các kiến thức về Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 25/05/2022 - Cập nhật : 25/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads