Cuộc sống đầy đủ là khi người ta được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, để tự cảm nhận được một cuộc sống hạnh phúc và thoải mái. Vậy Quan niệm về cuộc sống đầy đủ là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
Trả lời:
Người biết đủ luôn cảm thấy an yên và hạnh phúc. Họ luôn mỉm cười đối mặt với mọi khó khăn của cuộc sống, trong mắt người đó điều gì cũng có cách giải quyết. Họ sẽ tìm ra hướng đi phù hợp và hoàn hảo nhất. Người biết đủ sẽ phân biệt được rõ điều gì nên làm thì làm, điều gì không nên làm. Trong suy nghĩ của người biết đủ không có chỗ cho sự tranh giành và đòi hỏi quá mức. Họ luôn cảm thấy hài lòng và thỏa mãn với cuộc sống hiện tại. Nếu biết hài lòng với những gì mình đang có, chúng ta mới có thể sống hạnh phúc. Biết đủ chính là gìn giữ những gì mà ta có, nếu không thì những thứ mà ta đang sở hữu cùng rời bỏ chúng ta mà đi. Vì vậy, chúng ta không nên tham lam hay bằng mọi giá để đạt được những thứ vốn không thuộc về mình. Cần đặt ra một giới hạn nhất định để không phạm phải sai lầm và đánh mất lương tâm. Không thể phủ nhận sức hấp dẫn, tầm quan trọng của danh lợi cũng như vật chất. Nhưng bạn cần biết danh lợi và tiền tài là vật ngoài thân, là thứ không tồn tại mãi mãi. Chúng ta chỉ cần có một chút danh lợi trong mức độ có thể, đừng vì lòng tham chiếm giữ quá nhiều. Và cũng đừng mải mê theo đuổi, để rồi rơi vào vòng luẩn quẩn không thoát ra được. Kết quả cuối cùng không được gì mà còn đánh mất niềm vui, niềm hạnh phúc vốn có.
Người không biết đủ thì lúc nào cũng cảm thấy thiếu thốn và khó thành công trong việc tìm kiếm hạnh phúc thật sự. Không biết đủ là nguyên nhân gây ra họa, người không biết đủ thì cho dù có nhiều nhưng vì lòng tham, họ chưa khi nào thấy đủ. Có những thời điểm công danh, tiền bạc không được như ý, họ lại quay ra oán trách hết thảy. Những bất mãn đó đều có nguyên nhân xuất phát từ lòng tham muốn, những đòi hỏi không thực tế sinh ra. Khi tham muốn trỗi dậy, tinh thần vị tha, lòng khoan dung cũng biến mất và con người trở nên ích kỷ. Có người chỉ vì lòng tham mà cảm thấy không thỏa mãn với những gì mình đang có, mù quáng chạy theo ảo ảnh, để rồi đánh mất những điều tốt đẹp, sau đó mới cảm thấy hối tiếc. Lòng tham quá mức sẽ làm tổn hại bản thân và liên lụy đến người khác. Chúng ta phải biết thế nào là đủ khi đứng trước cám dỗ của danh lợi, tiền bạc. Nếu không, chúng ta sẽ gặp phải tổn thất nặng nề về vật chất và tinh thần.
Để thế giới này luôn đầy ắp tiếng cười và niềm vui, để hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua, mỗi người chúng ta nên biết sống thế nào là đủ.
Cuộc sống đầy đủ là khi người ta được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, để tự cảm nhận được một cuộc sống hạnh phúc và thoải mái. Đối với rất nhiều người, một cuộc sống hạnh phúc có thể là khi có đầy đủ những thứ mà mình muốn về cả vật chất lẫn tinh thần, là có thể kiếm rất nhiều tiền và đi tới bất cứ nơi đâu mà mình muốn, là mua được nhà, được xe. Còn với những người này, đôi khi không cần gì nhiều, họ vẫn vui cười với công việc của mình.
+ Mỗi con người có những nhu cầu khác nhau, một cuộc sống đầy đủ.
+ Nhưng có những nhu cầu là chung cho cả nhân loại:
Nhu cầu sinh tồn: ăn, uống, ngủ, nghỉ,… là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu, và được ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu thể chất bao gồm: oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi… Các nhu cầu này cần được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống. Đáp ứng nhu cầu thể chất là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc cho trẻ em, người già, người có khuyết tật và người ốm. Bởi vì, những nhóm người này cần sự hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu cho chính họ.
Nhu cầu cảm giác an toàn: được xếp ưu tiên sau nhu cầu thể chất bao hàm cả an toàn về tính mạng và an toàn về tinh thần. An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng. Người bệnh khi vào bệnh viện có sự đòi hỏi rất cao về nhu cầu an toàn và bảo vệ vì cuộc sống, tính mạng của họ phụ thuộc vào cán bộ y tế.
Nhu cầu giao lưu tình cảm xã hội: mọi người đều có nhu cầu tình cảm, quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình và xã hội. Các nhu cầu này được xếp vào nhu cầu ở mức cao. Nó bao hàm sự trao – nhận tình cảm và cảm giác là thành viên của gia đình, đoàn thể, xã hội… Người không được đáp ứng về tình cảm, không có mối quan hệ bạn bè, xã hội có cảm giác buồn tẻ và cô lập. Người điều dưỡng cần xem xét nhu cầu này của người bệnh khi lập kế hoạch chăm sóc.
Nhu cầu nhận thức: nhu cầu nhận thức là nhu cầu về tri thức, nhu cầu hiểu biết, nhu cầu về thông tin có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của con người. Sự thỏa mãn những nhu cầu này có ý nghĩa to lớn đối với đời sống cá nhân và xã hội. Có nhiều bằng chứng cho thấy nhu cầu nhận thức là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại của chính bản thân con người
Nhu cầu được tôn trọng: sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập. Khi sự tôn trọng không được đáp ứng, người ta tin rằng họ không được người khác chấp nhận nên sinh ra cảm giác cô độc và tự ti. Điều dưỡng đáp ứng nhu cầu này của người bệnh bằng thái độ thân mật, niềm nở và chú ý lắng nghe ý kiến của người bệnh.
Nhu cầu thể hiện bản thân: là mức cao nhất trong hệ thống phân loại nhu cầu của Maslow và Maslow đánh giá rằng chỉ 1% dân số trưởng thành đã từng đạt đến mức độ tự hoàn thiện. Nhu cầu tự hoàn thiện diễn ra trong suốt đời, nó chỉ xuất hiện khi các nhu cầu dưới nó được đáp ứng trong những chừng mực nhất định. Các nhu cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và tự hoàn thiện ở mỗi cá thể.
Tất cả các yếu tố trên sẽ đảm bảo cho một cảm giác đầy đủ trong cuộc sống.