Quyền cơ bản của công dân có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với công dân và nhà nước; nó là cơ sở để nhà nước quy định các quyền cụ thể của công dân. Vậy, công dân có những quyền cơ bản nào? Hãy cùng Top lời giải giải đáp câu hỏi trên
A. Quyền bầu cử, ứng cử
B. Quyền tổ chức lật đổ
C. Quyền lôi kéo, xúi giục.
D. Quyền tham gia tổ chức phản động
Đáp án đúng: A. Quyền bầu cử, ứng cử
Công dân có quyền cơ bản là quyền bầu cử, ứng cử.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân thuộc quyền tự do cơ bản của công dân.
=> Lí do loại trừ đáp án B
Quyền tổ chức lật đổ không phải là quyền cơ bản của công dân, người phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là người hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đó có thể là người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đồng phạm hoặc chuẩn bị phạm tội.
=> Lí do loại trừ đáp án C
Quyền lôi kéo, xúi giục, đây không phải là một quyền mà là một tội. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
=> Lí do loại trừ đáp án D
Quyền tham gia tổ chức phản động cũng tương tự như hai phương án B và C, đây cũng là một loại tội.
=> Lí do chọn đáp án A
Phương án A là phương án đúng nhất vì quyền bầu cử, ứng cử là một quyền cơ bản của công dân.
- Quyền cơ bản của công dân: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ được xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tê, xã hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân.
Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân gồm có: Công dân có quyền cơ bản là quyền bầu cử, ứng cử. quyền tự do ối lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.
>>> Xem thêm: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ
Câu 1. Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. Quyền tự do cá nhân.
D. Quyền tự do thân thể.
Đáp án: A
Câu 2. Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì
A. Ai cũng có quyền bắt.
B. Chỉ công an mới có quyền bắt.
C. Phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.
D. Phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.
Đáp án: A
Câu 3. Bắt người trong trưởng hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng nguời đó
A. Đang có ý dịnh phạm tội.
B. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
C. Đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.
D. Đang họp bàn thực hiện tội phạm.
Đáp án: B
Câu 4. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ?
A. Đánh người gây thương tích.
B. Tự tiện bắt người.
C. Tự tiện giam giữ người.
D. Đe dọa đánh người.
Đáp án: A
Câu 5. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ?
A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
D. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.
Đáp án: A