logo

Quan hệ xã hội của người tối cổ được gọi là gì

Câu hỏi: Quan hệ xã hội của người tối cổ được gọi là gì?

Trả lời:

Quan hệ xã hội của người tối cổ được gọi là gì

Quan hệ xã hội của Người tối cổ chưa có những qui định xã hội nên gọi là quan hệ hợp quần xã hội.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về người tối cổ trong xã hội xưa nhé!


1. Thế nào là Người tối cổ?

- Xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm.

- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người.

- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.

- Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

- Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

- Di tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Giava (Inđonêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lạng Sơn (Việt Nam).

⟹ Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.


2. Thế nào là bầy người nguyên thủy?

- Là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.

- Trong bầy người nguyên thủy có quan hệ hợp quần xã hội (khác với bầy động vật): có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.

- Họ sống trong hang động, mái đá, hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú.

- Họ sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5 - 7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang.

- Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” - một cuộc sống bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.


3. Hãy giải thích tính cộng đồng của thị tộc?

Thị tộc có tính cộng đồng vì:

- Trong thị tộc đòi hỏi sự phân công lao động thật hợp lí, sự “chung lưng đấy cật” là nguyên tắc vàng, mỗi người mỗi việc phối hợp ăn ý với nhau.

- Do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.

- Thức ăn kiếm được chưa nhiều chưa đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên người ta thấy cần thiết phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

=> Như vậy, quan hệ thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung làm chung, ăn chung thậm chí ở chung một nhà. Đó chính là tính cộng đồng của thị tộc.


4. Tư hữu trong xã hội nguyên thủy:

- Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

- Quan hệ gia đình cũng thay đổi theo, gia đình phụ hệ thay thế gia đình mẫu hệ.

- Khi lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu - nghèo.

- Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ, con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên - xã hội cổ đại.

icon-date
Xuất bản : 09/10/2021 - Cập nhật : 09/10/2021