logo

Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gi... | Câu 3 trang 92 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Sau phút chia li (soạn 2 cách)

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn 7 Tập 1)

Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?

Soạn cách 1

Sự chia ly, xa cách của hai vợ chồng, càng được nhấn mạnh thêm ở 4 câu thơ tiếp theo.

- Những cái tên được nhắc đến : Hàm Dương – Tiêu tương, đây chính là 2 địa danh mà 2 người đang ở. Như vậy, việc nhắc đến 2 địa danh, tạo nên sự chia ly là có thật, tuy nhiên, ở câu “ cây Hàm Dương cách Tiêu tương mấy trùng?” . Bằng câu hỏi đó, cho thấy, khoảng cách càng trở nên mơ hồ, vô định, và nếu vậy thì bao lâu, bao nhiêu thời gian để xác định được là có được gặp lại nhau hay không.

- Sử dụng phép đồi còn ngoảnh – hãy trông thể hiện một tình cảm sâu đậm, tình nghĩa vợ chồng sâu sắc của hai vợ chồng người chinh phụ. Dù là khoảng cách về địa lí, về không gian, thời gian bao xa, muôn trùng thì cùng không cản nổi tình cảm và tấm chân tình mà hai vợ chồng dành cho nhau.

- Việc đảo ngữ, và dùng phép lặp từ càng làm nhấn mạnh thêm về khoảng cách của hai vợ chồng ở hai nơi. Như vậy, tình cảm ở đây, nỗi nhớ ở đây là xuất phát từ cả 2 phía, hơn thế nữa, là dù có bị xa cách bởi địa lí muôn trùng, chia ly về thể xác, nhưng trong tâm hồn học vẫnđồng điệu, vẫn nhớ về nhau.

Soạn cách 2

- Qua 4 câu khổ thơ thứ hai, nỗi sầu được gợi ra: đó là nỗi sầu khi phải xa nhau muôn ngàn cách trở. Hai đia danh có vị trí địa lý xa nhau: chốn Hàm Dương và bến Tiêu Tương được nhắc đến như tượng trưng cho vị trí xa cách của đôi vợ chồng. Tác giả đã sử dụng hình ảnh tương ứng chàng ngảnh-thiếp trông, cho thấy dù xa nhau đôi vợ chồng vẫn dành tình cảm và hướng về nhau.

- Cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh đã nhấn mạnh nỗi sầu xa cách của đôi vợ chồng. Đọc 4 câu thơ ta có thế thấy tình cảm nhớ nhung như tăng tiến. Điều đó cho thấy dù xa nhau, chia ly về mặt khoảng cách địa lý nhưng tâm hồn của họ vẫn gắn bó thiết tha và hướng về nhau. Nhưng dù như vậy thì thời gian càng đẩy họ xa nhau. Lời thơ còn là lời nhấn mạnh về sự oái oăm, nghịch chướng: gắn bó mà phải ly xa, càng trông mong dõi theo càng không thấy nhau.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021