logo

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa được hiểu là?

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa được hiểu là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa; tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.


Câu hỏi: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa được hiểu là?

A. Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa

B. Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa

C. Tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

D. Cả A, B, C 

Đáp án đúng: D. Cả A, B, C


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án D

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa được hiểu là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa; tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Nhờ đó, nước ta càng hoàn thiện hơn nữa về hình thái kinh tế xã hội.


- Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Ngay khi ra đời, Đảng ta đã xác định con đường phát triển của dân tộc là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là đường lối tiến hành cách mạng nhất quán suốt hơn 73 năm qua của Đảng ta. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là qua thực tiễn của gần 17 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã không ngừng đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

Tại Đại hội IX – Đại hội đầu tiên trong thế kỷ XXI, dựa trên tổng kết lý luận và thực tiễn sau 15 năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã khẳng định: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của Đảng ta, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là con đường phát triển rút ngắn và phương thức thực hiện con đường này là quá độ gián tiếp. Đó là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. 

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa được hiểu là?

- Biểu hiện của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, từ khi thành lập Đảng đến nay Đảng ta luôn kiên định lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

+ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về cơ bản là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối, thống trị của quan hệ sản xuất TBCN trong nền sản xuất xã hội đang vận động đi lên CNXH, cũng có nghĩa ở đó còn tồn tại ở mức độ nhất định các quan hệ sản xuất tư bản và tiền tư bản, chúng vận động và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế – xã hội đang định hướng đi lên CNXH. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những chính sách để các quan hệ này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của chúng.

>>> Xem thêm: Phân tích điều kiện ra đời và những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội liên hệ với thực tiễn Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022