logo

Bản chất kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Trên thế giới tồn tại 2 chế độ xã hội, bản chất giữa chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa với chế độ chủ nghĩa xã hội. Bản chất kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất.


Câu hỏi: Bản chất kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa?

A. Quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất

B. Quan hệ sản xuất tư nhân về tư liệu sản xuất

C. Quan hệ sản xuất cá thể về tư liệu sản xuất

D. Quan hệ sản xuất tàn dư về tư liệu sản xuất 

Đáp án đúng: A. Quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A

Mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa là đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bản chất kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất.


- Nhà nước Xã hội chủ nghĩa

Sự ra đời và tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã đem lại những thành tựu to lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vân đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, một xã hội mới ra đời bao giờ cũng được thai nghén từ trong lòng xã hội cũ, trên cơ sở giải quyết những mâu thuẫn nội tại khách quan của xã hội. Khi mâu thuẫn xã hội lên tới đỉnh điểm, cách mạng xã hội nổ ra là tất yếu. Thắng lợi của cách mạng đưa tới việc xoá bỏ nhà nước cũ, thiết lập nhà nước kiểu mới. Thực tế đã chứng minh luận điểm đó.

Bản chất kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa?

- Bản chất kinh tế của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa

Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

>>> Xem thêm: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phân tích tính tất yếu quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022