logo

Qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) nêu suy nghĩ về quan niệm sống của tuổi trẻ hiện nay

Hướng dẫn lập dàn ý Qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) nêu suy nghĩ về quan niệm sống của tuổi trẻ hiện nay hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý Qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) nêu suy nghĩ về quan niệm sống của tuổi trẻ hiện nay

a) Mờ bài

- Dẫn dắt từ quan niệm sống của Xuân Diệu trong bài " Vộ vàng".

- Nêu vấn đề nghị luận: quan niệm sống của giới trẻ hiện nay: sống cống hiến, sống khẳng định hết mình.

b) Thân bài

* Giải thích: 

- Quan niệm sống của Xuân Diệu trong bài " Vội vàng".

+ Lối sống tích cực của thi sĩ: sống hết mình, dám cống hiến, hi sinh và khẳng định hết mình để lại cho đời những khoảnh khắc đáng nhớ nhất, có ý nghĩa nhất, không nên sống mờ nhạt, yếu đuối, vô nghĩa, tồn tại mòn mỏi trong " cái ao đời phẳng lặng vô danh".

- Khẳng định giới trẻ phải có quan niệm sống tích cực.

* Bàn luận:

- Con người cần sống mạnh mẽ, dám khẳng định mình một cách chói lọi, vì:

+ Cuộc sống có biết bao điều để yêu quý: Hình ảnh quê hương đất nước cùng những con người gắn bó thân thiết, ruột thịt... là 1 phần không thể thiếu trong cuộc cống.

+ Mỗi con người được sinh ra trên cõi đời là 1 niềm hạnh phúc, cần phải sống có ý nghĩa, biết cống hiến, dâng tặng những gì quý giá nhất mà chúng ta có co cuộc đời này. Khi sống mạnh mẽ sẽ khẳng định được sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân.

+ Sống cống hiến và dám hi sinh còn giúp con người khẳng định tài năng, tên tuổi, bản lĩnh của cá nhân giữa cuộc đời.

+ Hơn nữa, sự sống của mỗi con người không phải là vô tận. Sự tồn tại của vũ trụ là vĩnh hằng, mênh mông nhưng sự tồn tại của cá nhân vô cùng ngắn ngủi và hữu hạn. Bản thân sự sống không phải là ở chỗ sống dài hay ngắn mà chính là ở giá trị sống, giá trị của sự cống hiến. Khi con người sống cống hiến hết mình cho cuộc đời, cho đất nước, Tổ quốc, sự sống ấy mới đáng trân trọng.

+ Dám sống hết mình, dám đấu tranh, dám khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa mới thúc đẩy được khả năng sáng tạo của con người, tạo động lực khát vọng cao đẹp trong cuộc sống.

 + Ngược lại, nếu con người sống le lói, sự sống có thể kéo dài nhưng đó là sự kéo dài vật vờ, vô nghĩa.

* Mở rộng:

- Sống mạnh mẽ, tích cực dám khẳng định bản thân là lẽ sống cao đẹp, thể hiện ý thức trách nhiệm và sự trân trọng từng phút giây của con người với sự sống. Tuy nhiên, có không ít người hiểu quan niệm này 1 cách lệch lạc, họ sống nông nổi, sống nhanh, sống vội, bất chấp, khẳng định mình một cách tiêu cực, dẫn tới cả đời còn lại phải chịu hậu quả của chính mình.

* Bài học:

Cần xác định quan điểm sống lành mạnh: biết sóng hiến và hưởng thụ, biết sống cho hiện tại và tương lai, trân trọng từng phút giây quý giá của cuộc sống.

c) Kết bài

Khẳng định lại vấn đề.


Từ quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống vội vàng trong giới trẻ hiện nay - Mẫu số 1

Ngày nay, giới trẻ có xu hướng sống vội vàng. Quan niệm sống đó bắt nguồn từ quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân Diệu. Mỗi người sinh ra chỉ được cho một quỹ đời eo hẹp mà dòng thời gian lại chảy trôi rất nhanh, một đi không trở lại. Tuổi trẻ là quãng đời đẹp nhất, đáng sống nhất của con người. Quãng đời này lại vô cùng ngắn ngủi so với quỹ đời vốn eo hẹp kia. Vậy nên, con người, ngay khi còn trẻ, phải vội vàng, cuống quýt chạy đua với thời gian, phải sống trọn từng giây để không hoài phí tuổi trẻ của mình. Về thái độ sống của giới trẻ hiện nay, rất nhiều bạn trẻ biết trân trọng thời gian, sức trẻ nên đã không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, trải nghiệm cuộc sống để tận hưởng niềm vui của cuộc đời ý nghĩa. Ngược lại, không ít thanh niên không ý thức được sự quý giá của thời gian, sức trẻ mà lựa chọn lối sống buông thả, vô trách nhiệm, sống gấp, sống vội để hưởng thụ, thác loạn, thay vì cống hiến, trải nghiệm; một bộ phận khác vô trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, để cuộc sống của mình cứ lặng lẽ trôi theo mỗi ngày dài một cách vô nghĩa. Bước vào thế kỉ mới, với tất cả những người trẻ, tương lai đang mở ra trước mắt bới bao cơ hội và thách thức. Nếu không nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, chạy đua với thời gian để thể hiện bản thân, cống hiến cho công việc, trả nghiệm những điều lí thú trong cuộc sống, chúng ta sẽ bỏ qua những cơ hội để phát triển và cũng sẽ không thắng nổi những thử thách, khó khăn mà cuộc sống mang đến.

Qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) nêu suy nghĩ về quan niệm sống của tuổi trẻ hiện nay

>>> Xem thêm: Quan niệm về thời gian trong bài thơ Vội vàng


Từ quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống vội vàng trong giới trẻ hiện nay - Mẫu số 2

Chắc bạn cũng đang sống vội phải không? mỗi người có một quan điểm sống tuy nhiên trong xu thế hiện nay do ảnh hưởng của nhiều phim ảnh nên lớp trẻ thường hay được các bác lớn hơn gọi là sống vội.

Sống vội tức là sống hôm nay chứ không biết ngày mai. Sống không có kế hoạch, không hoạt định được tương lai. Bế tắc không giải bày được thì lấy vũ trường làm vui kéo theo các hệ lụy như ma túy ,tình một đêm. Yêu nhau thì sống thử không nghĩ tới hậu quả sau hôn nhân sẽ như thế nào….Những thành phần đó họ chỉ biết hôm nay có gì chứ họ không hề nghĩ ngày mai sẽ ra sao. Mình chỉ mong sao trào lưu ấy qua đi để lớp trẻ thơ bây giờ khi lớn lên sẽ không bị ảnh hưởng. Mình cũng cầu mong bạn không phải là mẫu người nằm trong trào lưu đó. Sống gấp gáp cho theo kịp thơi đại, sống để hưởng thụ, sống như tiên như phật, đây gọi là những bữa tiệc trần gian.

Nhưng cũng có những cách sống vội theo hướng tích cực hơn. Có lẽ , khi nhắc đến ông hoàng của thơ tình , người ta sẽ cảm nhận điều đầu tiên ở Xuân Diệu chính là sức sống mãnh liệt . Những từ đâu ông lại có một sức ông như vậy ? Đó là vì tình yêu cuộc sống xuất phát từ trái tim nóng bỏng của Xuân Diệu . Qua bài thơ Vội vàng , ta có thấy được điều đó . Tác giả cảm nhận được dòng chảy cực nhanh nhưng lặng lẽ của thời gian nên mới mang tâm trạng lo lắng , gấp gáp như muốn hưởng thụ hết cái đẹp , cái hay của cuộc đời Lẽ sống vội vàng đã được triển khai bằng một bài thơ với những sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ngôn từ, trong đó cảm xúc như dòng chảy trên bề mặt luân lí như một mạch ngầm ẩn hiện. Bài thơ là lời giục giã hãy sống tích cực hơn, sống cao độ từng giây từng phút cuộc đời để nhân gấp nhiều lần sự sống.

Nếu như trong thơ ca của những thi sĩ lãng mạn ngày xưa, thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi mây gió trăng hoa, thì trong quan niệm thơ của Xuân Diệu, cuộc sống trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, là nơi xinh đẹp và căng mọng nhựa sống nhất! Thơ lãng mạn của ông luôn có một niềm say mê ngoại giới, khác giới, một niềm khát khao giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt đến tràn đầy. Dường như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông đã biến cái ham muốn “tắt nắng”, “buộc gió” trở nên quá táo bạo, đến độ lo âu trước sự thay đổi của đất trời, cảnh vật…muốn ôm tất cả, muốn giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Ước muốn níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ, đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng là ông đang muốn đoạt quyền tạo hóa. Nhưng trong cái phi lí đó, vẫn có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn yêu cuộc sống. Với ông, sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến.


Quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu

Xuân Diệu nhà thơ tình của thi ca Việt Nam. Thơ ông tràn ngập tình yêu, không chỉ là tình yêu nam nữ mà còn là tình yêu cuộc sống. Ông sống vội vàng, gấp gáp để nắm bắt trọn vẹn mọi khoảnh khắc của cuộc đời. Triết lí sống vội vàng, gấp gáp đã được ông thể hiện đầy đủ trong bài thơ “Vội vàng” trích trong tập “Thơ thơ” – tập thơ đầu tay của ông.

Trong bài thơ “Giục dã” Xuân Diệu đã từng viết:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ

Em ơi em, tình non sắp già rồi.

Triết lí sống vội vàng gấp gáp đã trở thành một quan niệm sống của Xuân Diệu, nó được thể hiện xuyên suốt trong hành trình sáng tác của ông.

Ngay từ nhan đề của bài thơ triết lí sống vội vàng, gấp gáp đã được nhà thơ thể hiện. Vội vàng có nghĩa là sự vội vã, làm việc luôn gấp gáp, nhanh chóng không thể chần chừ. Đối với Xuân Diệu cũng vậy, ông vội vàng trong từng giây phút. Vậy tại sao Xuân Diệu phải sống vội vàng, gấp gáp như vậy. Bởi ông ý thức được rằng, thời gian đời người thật ngắn ngủi, hữu hạn, còn thời gian vũ trụ lại tuần hoàn, vô hạn.

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

Xuân Diệu rất ám ảnh với những bước đi của thời gian , bởi vậy ông vô cùng nhạy cảm trước sự chảy trôi của nó. Xuân đương tới đồng thời lúc đó cũng là lúc nó đang vụt khỏi bàn tay chúng ta, xuân “non” rồi đến lúc xuân sẽ “già”, thậm chí, và khi xuân hết cũng là lúc tôi sẽ chết. Sự cực đoan ấy của Xuân Diệu là hoàn toàn hợp lí. Cuộc sống này đẹp đẽ, tươi vui là vậy nhưng nó như một dòng sông chảy đi và không bao giờ trở lại nữa. Khoảnh khắc đẹp đẽ, phút giây lãng mạn cũng chỉ đến với ta có một lần. Thiên nhiên có thể đẹp mãi, trường tồn mãi, còn “tôi” thì không, tôi chỉ có một đời này, một khiếp này để tận hưởng trọn vẹn mọi mĩ vị, mọi thắng cảnh trong cuộc sống. Bởi vậy cần phải sống vội, sống gấp, có những khao khát mãnh liệt:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Cái khao khát của ông thật khác thường, mà cũng thật mãnh liệt. tắt nắng, buộc gió, hỏi chăng có ai trên cuộc đời này đã làm được. Xuân Diệu muốn tắt nắng để những màu sắc của cuộc sống không bị phai tàn, muốn buộc gió để sắc hương của cỏ cây không bị bay đi. Ý muốn ấy quả thực đẹp đẽ, ông muốn lưu lại những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên cho cuộc sống con người. Đồng thời ước mơ ấy của ông cũng hoàn toàn có cơ sở, cuộc sống đẹp đẽ dường kia, nếu không sống tận hiến chẳng phải là sẽ uống phí lắm hay sao:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì….

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Đoạn thơ như một tiếng reo vui, một bản hoan ca trước vẻ đẹp của thiên nhiên vạn vật. Trần thế hiện lên với vẻ đẹp toàn mĩ, tràn đầy nhất: tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, yến anh này đây khúc tình si, anh sáng,… Một bức tranh tuyệt đẹp được thi sĩ Xuân Diệu vẽ lên, đó là bức tranh có sự hài hòa của màu sắc (xanh rì), âm thanh (khúc tình si) và ngập tràn ánh sáng. Đây quả là một thiên đường. Vẻ đẹp này không phải ở đâu xa, mà nó ở ngay đây, hiện hữu trong cuộc sống này. Đây cũng là cái đích mà Xuân Diệu muốn hướng người đọc đến, tiên cảnh bồng lai không phải chỉ có ở trong tưởng tượng, mà nó có ở ngay đây, tại mặt đất này. Đang vui sướng, yêu đời, sống hối hả, gấp gáp là vậy, nhưng giọng thơ Xuân Diệu như bị trùng xuống ở câu thơ tiếp theo: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa/ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Câu thơ bị bẻ làm đôi, khi thi nhân nhận ra sự chảy trôi của thời gian, con người lo lắng, sợ hãi trước bước đi của thời gian, nó chẳng đợi chờ tuổi xuân của bất cứ ai, bất cứ sự vật nào: “Con gió xinh thì thào trong lá biếc/ Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?/ Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi/ Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”. Trước bước đi không ngừng của thời gian, ông không còn dừng lại ở khao khát tắt nắng buộc gió mà sống vội sống gấp đã biến thành hành động:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm…

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Đoạn thơ nồng nàn, cháy bỏng nhất, thể hiện mạnh mẽ nhất khao khát, ước muốn sống vội, sống gấp của thi nhân. Nhịp thơ nhanh, gấp gáp, biểu hiện của cảm xúc dâng trào. Ông muốn ôm tất cả sự sống, dùng hàng loạt động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến: ôm, riết, say để tận hưởng cuộc sống bằng mọi giác quan. Từ ôm một cử chỉ thân mật, riết lại mạnh bạo, mạnh mẽ hơn đến say thì đã ở độ quyến luyến, nồng nàn và cuối cùng là thâu hết mọi vẻ đẹp của mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu vào tâm hồn thi nhân. Ông mở tất cả các giác quan để tận hưởng tận độ mọi thanh sắc của đời sống và câu thơ cuối cùng đã thể hiện trọn vẹn cảm xúc của ông: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”.

Tác phẩm Vội vàng đã thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất lối sống, quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu. Ông sống vội vàng để tận hưởng hết vẻ đẹp, để cống hiến hết tuổi xuân cho cuộc đời này. Đó là một nhân sinh quan, lối sống lành mạnh. “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) nêu suy nghĩ về quan niệm sống của tuổi trẻ hiện nay để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

icon-date
Xuất bản : 02/06/2022 - Cập nhật : 13/06/2022